Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 8»Bài 1: Những Gương Mặt Thân Yêu (Thơ Sáu...»Bài 6: Chái Bếp

Bài 6: Chái Bếp

Lý thuyết bài Chái bếp môn Văn 8 bộ sách CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tác giả

Nhà thơ Lý Hữu Lương - dân tộc Dao, sinh năm 1988 tại Yên Bái, hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Tác phẩm đã xuất bản: Người đàn bà cõng trăng đỉnh cô-san (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2013); Bình nguyên đỏ (Trường ca, NXB Lao động, 2016); Mùa biển lặng (Bút ký, NXB Quân đội Nhân dân, 2020); Yao (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2021).

Thơ Lý Hữu Lương giàu hình tượng, truyền thuyết nhưng đi kèm đó cũng là tính thực tại đời sống của người Dao

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

In trong Yao, NXB Hội Nhà văn, 2021

b. Thể loại: thơ bảy chữ

c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

d. Bố cục

Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả

Phần 2 (Khổ 2, 3, 4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó

Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Cách thể hiện hình ảnh “Chái bếp” của bài thơ

Gắn với nhũng kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật trữ tình

Gắn với kí ức của gia đình, những người thân yêu

Những ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình” giống như một đứa trẻ đang được mẹ ru ngủ. Đó vừa là những hình ảnh nhân hóa độc đáo, vừa khiến người đọc cảm nhận được cái ngộ nghĩnh, đáng yêu mà tác giả dành cho căn chài bếp thân thương này. 

⇒ Tác giả miêu tả chi tiết về không gian và thời gian của căn bếp, khiến cho các hình ảnh hiện lên rất mộc mạc và giản dị.

2. Hình ảnh “chái bếp” tạo nhiều liên tưởng

Chái bếp → Ngọn khói, nồi cám → Cánh nỏ → quá giang than củi → cọ, máng → củi lửa, tiếng ngô, tiếng mẹ

⇒ Từ ngọn khói bên nồi cám của mẹ đến thần bếp trong than củi, tất cả những hình ảnh được tác giả miêu tả đều sinh động và chân thật. Những âm thanh như tiếng cười, tiếng khóc của những đứa trẻ cùng với tiếng bếp lửa tí tách, khiến cho căn chái bếp luôn nhộn nhịp và đầy sống động.

Bố cục của bài thơ đi từ hồi tưởng, nhớ thương đến khao khát muốn trở về.

3. Tác dụng của điệp từ “cho” trong bài thơ

Từ “cho”: lặp lại 6 lần => Nhấn mạnh hình ảnh quen thuộc, tình cảm da diết, khao khát muốn trở về của tác giả.

4. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ

Nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình về hình ảnh chái bếp

5. Chủ đề

Trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau

Tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, nguồn cội.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.

Sử dụng điệp từ nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, kỉ niệm tuổi thơ.

Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa độc đáo: ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình”

2. Nội dung

Bài thơ nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương.


Biên soạn: GV Phạm Thị Hải

SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Phạm Thị Hải

Bài 5: Thực Hành Tiếng Việt Trang 20
Bài 7: Làm Một Bài Thơ Sáu Chữ Hoặc Bảy Chữ