Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 8»Bài 1: Những Gương Mặt Thân Yêu (Thơ Sáu...»Bài 3: Nhớ Đồng

Bài 3: Nhớ Đồng

Lý thuyết bài Nhớ đồng môn Văn 8 bộ sách CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

nho-dong

Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.

Thời thơ ấu: Sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

Thời thanh niên: Sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.

Nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy.

Bài thơ được viết chính thức vào tháng 7 – 1939.

b. Thể loại: thơ bảy chữ

c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

d. Bố cục: 3 phần

Phần 1 (Từ đầu đến thiệt thà): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.

Phần 2 (Tiếp theo đến ngát trời): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.

Phần 3 (Còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đặc điểm của thể thơ, gieo vần, ngắt nhịp

Thể thơ 7 chữ : Mỗi dòng thơ đều có bảy chữ, mỗi khổ thơ thường có 4 câu thơ.

Vần trong bài thơ là:

  • vần liền: “mùi – vui”, “đời – hơi”, “đồng – sông”, “xưa  – mưa”…
  • vần cách: “vui – bùi”, “đời – rời”, “đây – mây”…

Nhịp 4/3; 3/4

2. Bố cục bài thơ

Nhận xét: bố cục bài thơ đi từ nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài của người tù, nhớ lại bản thân khi chưa bị giam cầm => trở lại với thực tại bị giam cầm.

Mạch vận động của cảm xúc: từ âm thanh tiếng hò → nhớ đồng quê → nhớ đồng bào → nhớ chính mình,…

Từ hiện tại → quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do.

3. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù

Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò, được lặp lại nhiều lần:

  • Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữ trời trưa → Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh
  • Tiếng hò đã đồng cảm, hoà điệu của nhiều nỗi hiu quạnh → Người chiến sĩ cách mạng thấy nhớ nhung da diết đồng quê, cuộc sống bên ngoài nhà tù.

Tiếng than khắc khoải, da diết → Diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị cách biệt với thế giới bên ngoài → Nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.

Sự lặp lại → Nhấn mạnh liền ý liên kết nhiều nội dung khác nhau, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng → Triền miên vì nỗi nhớ da diết.

Đồng quê thể hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen.

→ Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương nhưng bị ngăn cách.

Con người gần gũi thân thuộc thân thương:

  • Những lưng còng xuống luống cày.
  • Những bàn tay vãi giống.
  • Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc (linh hồn đã khuất).

Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến

Nhớ đến bản thân mình: Nhớ tới những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng.

→ Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi, hăng say cho nên càng cảm thấy cô đơn với thực tại khi cuộc sống bị giam cầm.

4. Chủ đề và thông điệp của bài thơ

Chủ đề : Lẽ sống, lí tưởng và tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.

Thông điệp:

  •  Phải luôn biết yêu thương, trân quý những gì đang có, yêu thương cuộc sống, con người và tất cả cảnh vật xung quanh ta.
  • Yêu quê hương và biết ơn những thế hệ cha anh đã hi sinh vất vả để giữ gìn và bảo vệ cuộc sống tươi đẹp.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.

2. Nội dung

Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.

Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.


Biên soạn: GV Phạm Thị Hải

SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Phạm Thị Hải

Bài 2: Trong Lời Mẹ Hát
Bài 4: Những Chiếc Lá Thơm Tho