Table of Contents
I. Trải nghiệm cùng văn bản
1. Tác giả
Trương Gia Hòa quê quán ở Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
Trương Gia Hòa xuất hiện trên văn đàn từ giữa những năm 1990 khi còn là sinh viên Khoa Ngữ văn - Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh.
2. Tác phẩm
In trong tập “Sài Gòn thềm xưa nắng rụng”, NXB Văn hóa – Văn nghệ TPHCM 2017
II. Suy nghẫm và phản hồi
1. Tình cảm giữa nhân vật tôi và bà
Kỉ niệm thời thơ ấu: bà bày cách chơi với những chiếc lá (làm cào cào, chim sẻ bằng lá dừa, lồng đèn bằng cau kiểng, đan nong bằng lá chuối, làm đầu trâu bằng lá xoài, làm làn xách đi hái hóa, bắt bướm bằng lá dừa nước, bà hái lá xông khi tôi bệnh cảm.
Thể hiện tình yêu thương, chăm sóc ân cần, chu đáo của bà với cháu.
2. So sánh cách thể hiện hình ảnh người bà ở văn bản này với văn bản Hương khúc (Nguyễn Quang Thiều)
Giống nhau: đều hiện lên hình ảnh người bà chân chất, mộc mạc, giàu tình yêu thương với con cháu
Khác nhau:
- Những chiếc lá thơm tho: hình ảnh người bà gắn với trò chơi tuổi thơ với những chiếc lá và sự chăm sóc của bà khi cháu bệnh
- Hương khúc: hình ảnh người bà gắn với kỉ niệm về một món ăn thời thơ ấu (bánh đúc)
3. Ý nghĩa của từ thơm trong văn bản
Từ thơm có nghĩa là chứa đầy yêu thương
Yêu thương ấy của bà theo suốt tuổi thơ và cả cuộc đời của nhân vật tôi
4. Chia sẻ câu chuyện về tình cảm của cháu với ông bà mà em biết hoặc trải qua
Bà là người cho ăn khi còn nhỏ, bồng bế em trên tay, ru em ngủ khi mẹ vắng nhà…
Mỗi khi mắc lỗi bị cha mẹ trách phạt thì bà luôn bảo vệ, che chở cho em…
Bà là kỉ niệm ấu thơ, là quê hương trong em…
∗ Câu chuyện về cậu bé Tích Chu được bà yêu thương, chăm sóc nhưng lại quá ham chơi, khiến bà khát nước, biến thành chim. Sau đó cậu bé hối hận không màng hiểm nguy đi tìm nước suối tiên để bà uống, trở lại thành người,…
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
Hình ảnh sinh động, mộc mạc, gần gũi
Lời văn trong sáng, mạch lạc
2. Nội dung
Câu chuyện kể lại những kỉ niệm với bà thời thơ ấu, tác giả đã cho thấy tình yêu của người cháu đối với bà, bà là cả bầu trời tuổi thơ của cháu, dù cháu có lớn đến nơi đầy đủ phát triển thì bà vẫn luôn ở đó với sự ân cần, chu đáo. Đó cũng là sự biết ơn của người cháu đối với bà của mình.
Biên soạn: GV Phạm Thị Hải
SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri