Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 8»Bài 1: Những Gương Mặt Thân Yêu (Thơ Sáu...»Bài 10: Ôn Tập Trang 29

Bài 10: Ôn Tập Trang 29

Lý thuyết bài Ôn tập trang 29 môn Văn 8 bộ sách CTST. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Soạn bài Ôn tập trang 29 tập 1 SGK Ngữ văn 8 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1 trang 29 tập 1 SGK Ngữ văn 8 CTST

Một số điểm giống và khác nhau giữa nội dung và hình thức giữa hai bài thơ Trong lời mẹ hát ( Trương Nam Hương) và Nhớ đồng ( Tố Hữu)

Điểm giống nhau:

  • Đều làm hiện rõ những vẻ đẹp của thiên nhiên và con người tại mảnh đất tác giả yêu mến, nhiều kỉ niệm và muốn nhắc đến.

Điểm khác nhau: (Thể loại và nội dung chính)

Bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương):

  • Thể loại: Thơ 6 chữ
  • Nội dung: Nỗi nỗi xót xa, tình yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ.

Bài thơ Nhớ đồng (Tố Hữu).

  • Thể loại : Thơ 7 chữ
  • Nội dung : Nói về nỗi nhớ và tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. Cùng với đó là khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

Câu 2 trang 29 tập 1 SGK Ngữ văn 8 CTST

Nhận xét về cách ngắt nhịp và gieo vần của khổ thơ:

Quả bàng vuông xanh non màu lá

Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca

Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy

Chim líu lo rót mật trước hiên nhà

  • Cách ngắt nhịp: 3/4
  • Gieo vần liền: lá – ca
  • Gieo vần cách: ca - nhà

Câu 3 trang 29 tập 1 SGK Ngữ văn 8 CTST

Xác định từ tượng thanh, tượng hình và cho biết tác dụng của chúng

a. Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh

  • Từ tượng hình: xâm xấp, lấm tấp
  • Tác dụng: Giúp cho người đọc hình dung rõ nét hơn về mực nước và tốc độ sinh trưởng của lúa.

b. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Cô trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng ốc sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, chút xíu nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.

  • Từ tượng thanh: xào xạc, rỉ rả, lộp độp
  • Tác dụng:  Giúp cho tiếng gió, tiếng sương tiếng kêu của các loài vật… trở nên sinh động, nhằm hấp dẫn người đọc, người nghe.

Câu 4 trang 29 tập 1 SGK Ngữ văn 8 CTST

Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là:

  • Biết cách làm thơ đúng quy tắc để thể hiện tình cảm cảm xúc
  • Học hỏi, tìm tòi được nhiều cách gieo vần và ngắt nhịp thơ.
  • Có cơ hội tư duy, sáng tạo theo ý muốn.

Câu 5 trang 29 tập 1 SGK Ngữ văn 8 CTST

Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ " Lời của cây " của nhà thơ Trần Hữu Thung.

Đọc bài thơ “Lời của cây” của nhà thơ Trần Hữu Thung, em vô cùng thích thú khi lắng nghe cây kể về cuộc đời của mình từ khi còn là một hạt mầm bé nhỏ đến khi nhú lên, xòe lá vươn mình trong nắng. Cả bài thơ sử dụng biện pháp nhân hóa thật đặc sắc, thổi hồn vào mầm cây, khiến cho mầm cây cũng có linh hồn, cảm xúc như con người. Bài thơ như câu chuyện thủ thỉ tâm tình nhẹ nhàng - lời kể bắt đầu từ khi cây còn là hạt mầm bé xíu: “Khi đang là hạt... Hạt nằm lặng thinh”. Điều thú vị nhất là khi hạt nảy mầm - mầm cây lúc đó là sự sống, đã có thể lắng nghe mọi vang âm của cuộc sống. “Khi hạt nảy mầm... Nghe tiếng ru hời”. Hình ảnh “Vỏ hạt làm nổi” là một liên tưởng vô cùng độc đáo, thú vị. Mầm cây bé xíu như đứa con được bao bọc, chở che, ru vỗ trong tình yêu thương. Điệp từ “nghe” nhấn mạnh niềm thích thú của mầm cây khi được lắng nghe âm thanh của cuộc sống. Thế rồi, một ngày: “Nghe mầm mở mắt/ Đón tia nắng hồng”. Chẳng mấy chốc mà mầm lá bé xinh đã lớn lên thành cây: “Khi cây đã thành... Bắt đầu bập bẹ”. Mầm cây như đứa trẻ đang lớn lên mỗi ngày, cất tiếng nói đầu tiên bằng màu xanh của lá. Khổ thơ cuối khép lại bài thơ như là lời hứa của cây: “Nay mai sẽ lớn / Góp xanh đất trời”. Cây bé nhỏ sẽ góp phần hòa mình vào không gian xanh, làm cho đất trời thêm thanh bình, tươi đẹp. Nhà thơ Trần Hữu Thung chắc hẳn phải có trí tưởng tượng phong phú - hóa mình vào cây để kể chuyện cuộc đời; là người rất yêu mến, gắn bó với thiên nhiên. Cảm ơn nhà thơ đã cho em thấy thiên nhiên quanh ta có bao điều thú vị. Hãy quan sát cuộc sống xung quanh, hãy mở rộng tâm hồn để lắng nghe tiếng lòng của thiên nhiên, tạo vật.

Câu 6 trang 29 tập 1 SGK Ngữ văn 8 CTST

Một vài kĩ năng mà em có được khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác là:

  • Kĩ năng lắng nghe
  • Kĩ năng quan sát.
  • Kĩ năng tư duy phản biện.

Câu 7 trang 29 tập 1 SGK Ngữ văn 8 CTST

Tình yêu thương đã làm giàu tâm hồn chúng ta như thế nào?

  • Tình yêu thương sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh, số phận của cuộc đời.
  • Tình yêu thương tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và tạo ra cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc và bình yên hơn.
  • Tình yêu thương là cơ sở xây dựng một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

 Bởi vậy nên chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.


Biên soạn: GV Phạm Thị Hải

SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Phạm Thị Hải

Bài 9: Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác