Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Toán 6»Số Nguyên»Bài 1: Số Nguyên Âm Và Tập Hợp Các Số Ng...

Bài 1: Số Nguyên Âm Và Tập Hợp Các Số Nguyên

Lý thuyết bài số nguyên âm và tập hợp các số nguyên môn toán 6 bộ sách giáo khoa chân trời sáng tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Làm Quen Với Số Nguyên Âm

Số nguyên âm được ghi như sau: -1; -2; -3; … và được đọc là: âm một, âm hai, âm ba,… hoặc: trừ một, trừ hai, trừ ba,…

(SGK, trang 50)

2. Tập Hợp Số Nguyên

  • Tập hợp gồm các số nguyên âm, số 0 và số nguyên dương được gọi là tập hợp số nguyên.
  • Kí hiệu: Z

Z = {…; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3;…}

(SGK, trang 50)

Ví dụ:

-3 ∈ Z ;

0 ∈ Z ;

7 ∈ Z .

3. Biểu Diễn Số Nguyên Trên Trục Số

bai-1-so-nguyen-am-va-tap-hop-cac-so-nguyen-01

- Hình biểu diễn các số nguyên như trên gọi là trục số.

- Điểm 0 được gọi là điểm gốc trục số.

- Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương, chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số.

- Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a.

(SGK, trang 50)

  • Chú ý: Ta cũng có thể vẽ trục số thẳng đứng.

4. Số Đối Của Một Số Nguyên

Hai số nguyên trên trục số nằm ở hai phía của điểm 0 và cách đều điểm 0 được gọi là hai số đối nhau.

(SGK, trang 50)

Ví dụ:

7 là số đối của –7.

 –7 là số đối của 7.

Chú ý:

- Số đối của một số nguyên dương là một số nguyên âm.

- Số đối của một số nguyên âm là một số nguyên dương.

- Số đối của 0 là 0.


Biên soạn: Hạp Thị Nam

SĐT: 0764199010 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Hạp Thị Nam

Bài 2: Thứ Tự Trong Tập Hợp Số Nguyên