Table of Contents
1. Thu thập dữ liệu
- Những thông tin thu thập được như: số, chữ, hình ảnh,… được gọi là dữ liệu.
- Dữ liệu dưới dạng số được gọi là số liệu.
- Có nhiều cách để thu thập dữ liệu như quan sát, lập phiếu điều tra (phiếu hỏi),… hoặc thu thập từ những nguồn có sẵn như sách,
báo, trang web,…
(SGK, trang 96)
Ví dụ:
Trong bảng 1: Dữ liệu bao gồm danh sách các môn thể thao: bóng đá, cầu lông, bóng bàn,… và các số liệu là 18; 8; 2; …
2. Phân loại dữ liệu
Phân loại dữ liệu là sắp xếp thông tin theo những tiêu chí nhất định.
Ví dụ:
Quan sát hình trên, phân loại bình ga theo hai tiêu chí:
- Nếu lấy tiêu chí là kích thước thì có hai loại bình ga:
+ Bình cỡ nhỏ: 8 bình.
+ Bình cỡ lớn: 2 bình.
- Nếu lấy tiêu chí màu sắc thì có ba loại bình ga:
+ Màu hồng: 6 bình
+ Màu cam: 2 bình
+ Màu vàng: 2 bình
3. Tính hợp lí của dữ liệu
Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, chẳng hạn như dữ liệu phải:
- Đúng định dạng.
- Nằm trong phạm vi dự kiến.
(SGK, trang 98)
Ví dụ 1: Danh sách đội học sinh dự thi văn nghệ của lớp 6A5.
Ở STT 4, họ và tên viết bằng số “38448784” không hợp lí vì tên phải được thể hiện bằng chữ.
Ví dụ 2: Điều tra tuổi của 20 bé đăng kí tiêm chủng tại Phường 15 trong một buổi sáng, người ta thu thập được bảng số liệu ban đầu
như sau:
Ở bảng 3, một bé có số tuổi “-3” là không hợp lí vì tuổi của con người phải được thể hiện bằng số nguyên dương.
Biên soạn: Hạp Thị Nam
SĐT: 0764199010 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri