Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Toán 6»Số Nguyên» Bài 4: Phép Nhân Và Phép Chia Hết Hai S...

Bài 4: Phép Nhân Và Phép Chia Hết Hai Số Nguyên

Lý thuyết bài phép nhân và phép chia hết hai số nguyên môn toán 6 bộ sách giáo khoa chân trời sáng tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Nhân hai số nguyên khác dấu

Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:

  • Tích của hai số nguyên khác dấu luôn là một số nguyên âm.
  • Khi nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân số dương với số đối của số âm rồi thêm dấu trừ (-) trước kết quả nhận được.

* Chú ý: Cho hai số nguyên dương a và b, ta có:

(+a) . (-b) = - a . b

(-a) . (+b) = - a . b

(SGK, trang 65)

Ví dụ:

10 . (-7) = - (10 . 7) = -70

2. Nhân hai số nguyên cùng dấu

Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu:

  • Khi nhân hai số nguyên cùng dương, ta nhân chúng như nhân hai số tự nhiên.
  • Khi nhân hai số nguyên cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng.

Chú ý:

  • Cho hai số nguyên dương a và b, ta có:

(-a) . (-b) = (+a) . (+b) = a . b

  • Tích của hai số nguyên cùng dấu luôn là một số nguyên dương.

(SGK, trang 66)

Ví dụ:

20 . 3 = 60

(-20) . (-3) = 20 . 3 = 60

3. Tính chất của phép nhân các số nguyên

a) Tính chất giao hoán

Phép nhân hai số nguyên có tính chất giao hoán:

a . b = b . a

(SGK, trang 67)

Ví dụ:

5 . (-3) = (-3) . 5

* Chú ý:

  • a . 1 = 1 . a = a
  • a . 0 = 0 . a= 0
  • Cho hai số nguyên x, y:

Nếu x . y = 0 thì x =  0 hoặc y = 0.

(SGK, trang 67)

Ví dụ:

(x + 2) . (x – 7) = 0

⇒ x + 2 = 0 hay x – 7 = 0

x = -2 hay x = 7

b) Tính chất kết hợp

Phép nhân số nguyên có tính chất kết hợp:

(a . b) . c = a . (b . c)

(SGK, trang 67)

Ví dụ:

[7 . (-5)] . (-2) = 7 . [(-5) . (-2)] = 7 . 10 = 70

Chú ý:

Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân, ta có thể viết tích của nhiều số nguyên:

a . b . c = a . (b . c) = (a . b) . c

c) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

Phép nhân số nguyên có tính chất phân phối đối với phép cộng:

a(b + c) = ab + ac

Phép nhân số nguyên cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:

a(b - c) = ab – ac

(SGK, trang 69)

Ví dụ:

(-7) . 84 + (-7) . 16

= (-7) . (84 + 16)

= (-7) . 100

= -700

4. Quan hệ chia hết và phép chia hết trong tập hợp số nguyên

Cho a, b ∈ Z và b ≠0. Nếu có số nguyên q sao cho a = b . q thì:

  • Ta nói a chia hết chia b, kí hiệu a ⋮ b.
  • Trong phép chia hết, dấu của thương hai số nguyên cũng giống như dấu của tích.

Ta gọi q là thương của phép chia a cho b, kí hiệu a : b = q.

(SGK, trang 69)

Ví dụ:

Ta có: -6 = 3 . (-2) nên ta nói:

  • -6 chia hết cho 3
  • -6 : 3 = -2
  • -2 là thương của phép chia -6 cho 3

5. Bội và ước của một số nguyên

Cho a, b ∈ Z . Nếu a ⋮ b thì ta nói a là bội của b và b là ước của a.

(SGK, trang 69)

Ví dụ:

Ta có: -6 ⋮ 3 nên ta nói:

  • -6 là bội của 3
  • 3 là ước của -6

Biên soạn: Hạp Thị Nam

SĐT: 0764199010 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Hạp Thị Nam

Bài 3: Phép Cộng Và Phép Trừ Hai Số Nguyên
Bài 6: Bài Tập Cuối Chương 2