Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Toán 6»Các Hình Phẳng Trong Thực Tiễn - Hình Họ...» Bài 8: Bài Tập Cuối Chương 3

Bài 8: Bài Tập Cuối Chương 3

Lý thuyết bài bài tập cuối chương 3 môn toán 6 bộ sách giáo khoa chân trời sáng tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Hình Vuông

bai-8-bai-tap-cuoi-chuong-3-01

Hình vuông ABCD có:

-    Bốn đỉnh A, B, C, D.

-    Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA

-    Bốn góc đỉnh A, B, C, D bằng nhau và bằng góc vuông.

-    Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD

(SGK, trang 75)

Công thức tính chu vi và diện tích:

bai-8-bai-tap-cuoi-chuong-3-02

P = a . 4

S = a . a

2. Tam Giác Đều

Tam giác đều ABC có:

-    Ba đỉnh A, B, C

-    Ba cạnh bằng nhau: AB = AC = BC

-    Ba góc đỉnh A, B, C bằng nhau.

bai-8-bai-tap-cuoi-chuong-3-03

(SGK, trang 77)

3. Lục Giác Đều

bai-8-bai-tap-cuoi-chuong-3-04

Lục giác đều ABCDEF có:

-    Sáu đỉnh A, B, C, D, E, F.

-    Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EF = FA.

-    Sáu góc đỉnh A, B, C, D, E, F bằng nhau.

-    Ba đường chéo chính bằng nhau: AD = BE = CF.

(SGK, trang 78)

4. Hình Chữ Nhật

bai-8-bai-tap-cuoi-chuong-3-05

Hình chữ nhật ABCD có:

-    Bốn đỉnh A, B, C, D.

-    Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau: AB = CD; BC = AD.

-    Hai cặp cạnh đối diện song song: AB song song với CD; BC song song với AD

-    Bốn góc đỉnh A, B, C, D bằng nhau và bằng góc vuông.

-    Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường: AC = BD và OA = OC; OB = OD.

(SGK, trang 80)

Công thức tính chu vi và diện tích:

bai-8-bai-tap-cuoi-chuong-3-06

P = (a +b) . 2

S = a . b

5. Hình Thoi

Hình thoi ABCD có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA.

- Hai cặp cạnh đối diện song song: AB song song với CD; BC song song với AD

- Hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường: AC vuông góc với BD và OA = OC, OB = OD.

bai-8-bai-tap-cuoi-chuong-3-07

(SGK, trang 82)

Công thức tính chu vi và diện tích:

bai-8-bai-tap-cuoi-chuong-3-08

P = 4a

S  

6. Hình Bình Hành

bai-8-bai-tap-cuoi-chuong-3-09

Hình bình hành ABCD có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau: AB = CD; BC = AD.

- Hai cặp cạnh đối diện song song: AB song song với CD; BC song song với AD.

- Hai cặp góc đối diện bằng nhau: góc đỉnh A bằng góc đỉnh C, góc đỉnh B bằng góc đỉnh D.

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường: OA = OC; OB = OD.

(SGK, trang 83)

Công thức tính chu vi và diện tích:

bai-8-bai-tap-cuoi-chuong-3-10

P = 2(a + b)

S = a.h

7. Hình Thang Cân

bai-8-bai-tap-cuoi-chuong-3-11

Hình thang cân ABCD có:

- Hai cạnh đáy song song: AB song song với CD.

- Hai cạnh bên bằng nhau: BC = AD.

- Hai góc kề một đáy bằng nhau: góc đỉnh A bằng góc đỉnh B, góc đỉnh C bằng góc đỉnh D.

- Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD.

(SGK, trang 84)

Công thức tính chu vi và diện tích hình thang:

bai-8-bai-tap-cuoi-chuong-3-12

P = a + b + c + d

S  


Biên soạn: Hạp Thị Nam

SĐT: 0764199010 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Hạp Thị Nam

Bài 3: Chu Vi Và Diện Tích Của Một Số Hình Trong Thực Tiễn