Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Toán 7»Các Hình Khối Trong Thực Tiễn»Bài 3: Hình Lăng Trụ Đứng Tam Giác - Hìn...

Bài 3: Hình Lăng Trụ Đứng Tam Giác - Hình Lăng Trụ Đứng Tứ Giác

Lý thuyết Hình Lăng Trụ Đứng Tam Giác - Hình Lăng Trụ Đứng Tứ Giác theo môn toán 7 bộ sách giáo khoa Chân Trười Sáng Tạo . Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Hình lăng trụ đứng tam giác – hình lăng trụ đứng tứ giác

ab3h1

Nhận xét:

Hình a, b, c có hai đáy là các đa giác bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật

Hình c có hai đáy là tam giác các mặt bên là các hình chữ nhật

Hình d có hai đáy là tứ giác và các mặt bên là các hình chữ nhật

Hình lăng trụ đứng là hình có hai đáy là các đa giác bằng nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật

1.1. Hình lăng trụ đứng đáy tam giác

ab3h2a

Hình lăng trụ đứng đáy tam giác là hình có đáy là hai tam giác bằng nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật

 Trong hình lăng trụ ABC DEF có

  • A, B, C, D, E, F là các đỉnh.
  • Ba mặt bên là 3 hình chữ nhật ACFD, ABED, BCFE
  • Các đoạn thẳng A D, BE, CF song song và bằng nhau, gọi là cạnh bên và là chiều cao của hình lăng trụ ..
  • Mặt ABC và mặt DEF song song, gọi là hai mặt đáy.

 1.2. Hình lăng trụ đứng đáy tứ giác

ab3h3

Hình lăng trụ đứng đáy tứ giác là hình có đáy là hai tứ giác bằng nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật

 Trong hình lăng trụ ABCD EFGH ta có:

  • A, B, C, D, E, F, G, h là các đỉnh.
  • Ba mặt bên là 4 hình chữ nhật ABFE, BCGF, CDHG, DAEH
  • Các đoạn thẳng AE, BF, CG, DH song song và bằng nhau, gọi là cạnh bên và là chiều cao của hình lăng trụ ..
  • Mặt ABCD và mặt EFGH song song, gọi là hai mặt đáy.

2. Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác

- Tạo hình lăng trụ đứng tam giác

ab3h5

Cách tạo hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông

 ab3h5b


Cách tạo hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều

ab3h5c


Biên soạn: GV. NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0972 965 589

TRUNG TÂM ĐỨC TRÍ

Phone: 028 6654 0419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Lương Đình Trung

Bài 2: Diện Tích Xung Quanh Và Thể Tích Của Hình Hộp Chữ Nhật – Hình Lập Phương
Bài 4: Diện Tích Xung Quanh Và Thể Tích Của Hình Lăng Trụ Đứng Tam Giác – Hình Lăng Trụ Đứng Tứ Giác