Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 12»Sắt Và Một Số Kim Loại Quan Trọng»Bài 32: Hợp Chất Của Sắt

Bài 32: Hợp Chất Của Sắt

Lý thuyết bài Hợp Chất Của Sắt môn Hóa 12 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Hợp chất của sắt (II)

Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử.


1. Sắt (II) oxit – FeO

♦ FeO là chất rắn màu đen và không có trong tự nhiên.

bai-32-hop-chat-cua-sat-1

(Nguồn Internet)

♦ FeO là oxit bazơ và có tính khử.

FeO  +  2HCl FeCl2  +  H2O

õ

ñë

♦ Điều chế FeO.

Fe2O3  +  CO  2FeO  +  CO2

Fe(OH)2  FeO  +  H2O (môi trường không có oxi)

2. Sắt (II) hiđroxit – Fe(OH)2

♦ Fe(OH)2 nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước.

♦ Fe(OH)2 là một bazơ và có tính khử.

Fe(OH)2  +  2HCl FeCl2  +  2H2O

ñë

ñë    

♦ Trong không khí, Fe(OH)2 bị oxi hóa thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

  

  trắng xanh                                         nâu đỏ

♦ Điều chế Fe(OH)2 trong điều kiện không có không khí.

        

bai-32-hop-chat-cua-sat-2

3. Muối sắt (II)

♦ Phần lớn muối sắt(II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.

bai-32-hop-chat-cua-sat-3

♦ Vì có tính khử, muối sắt(II) dễ bị oxi hóa thành muối sắt(III)

         

        lục nhạt                      vàng nâu


♦ Điều chế muối sắt(II) bằng cách cho Fe, FeO, Fe(OH)2,…tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng trong điều kiện không có oxi.

          Fe  +  2HCl   FeCl2  +  H

          FeO  +  H2SO4 FeSO4  +  H2O

♦ Lưu ý: muối sắt(II) để lâu trong không khí sẽ chuyển thành muối sắt(III).

II. Hợp chất của sắt (III)

Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa.



1. Sắt (III) oxit – Fe2O3

♦ Fe2O3 là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước.


(Nguồn Internetbai-32-hop-chat-cua-sat-4a)

♦ Fe2O3 là một oxit bazơ và có tính oxi hóa.

Fe2O3  +  6HCl   2FeCl3  +  3H2O



♦ Điều chế Fe2O3

2Fe(OH)3 Fe2O3  +  3H2O

4FeS2  +  11O    2Fe2O3  +  8SO2

♦ Sắt(III) oxit có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit dùng để luyện gang.

2. Sắt (III) hiđroxit – Fe(OH)3

♦ Fe(OH)3 là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước.

♦ Fe(OH)3 là một bazơ.

          Fe(OH) +  3HCl     FeCl3  +  3H2O

          Fe(OH)3  +  3HNO3    Fe(NO3)3  +  3H2O

♦ Điều chế Fe(OH)3.

          FeCl3  +  3KOH Fe(OH)3 ↓ +  3KCl

                                               nâu đỏ

bai-32-hop-chat-cua-sat-5

3. Muối sắt (III)

♦ Phần lớn muối sắt(III) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.

bai-32-hop-chat-cua-sat-6

♦ Vì có tính oxi hóa, muối sắt(III) dễ bị khử thành muối sắt(II).



♦ Điều chế muối sắt(III) bằng phản ứng của sắt với Cl2, HNO3, H2SO4 đặc, nóng hoặc phản ứng của các hợp chất sắt(III) với axit.


III. Bài tập hợp chất của sắt của trường Nguyễn Khuyến 

Câu 1: Công thức hóa học của sắt(II) sunfua là

A. FeSO4.

B. FeCl2.                     

C. FeCO3.                   

D. FeS.

ĐÁP ÁN

FeSO4: sắt(II) sunfat ;    FeCO3: sắt(II) cacbonat.

FeS: sắt(II) sunfua ;       FeCl2: sắt(II) clorua.

⇒ Đáp án D

Câu 2: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Fe2+.

B. Mg2+.                      

C. Cu2+.                      

D. Fe3+.

ĐÁP ÁN

Tính oxi hóa theo chiều tăng dần: Mg2+ ; Fe2+ ; Cu2+ ; Fe3+.

Đáp án D

Câu 3: Kim loại Cu phản ứng với dung dịch chất nào sau đây ?

A. Al2(SO4)3.

B. Fe(NO3)3.                

C. FeSO4.                    

D. HCl.

ĐÁP ÁN

Cu  +  2Fe(NO3)3 Cu(NO3)2  +  2Fe(NO3)2

Đáp án B

Câu 4: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch FeCl3 tạo thành kết tủa?

A. NaOH.

B. HNO3.                    

C. Fe.                         

D. CuSO4.

ĐÁP ÁN

FeCl3  +  3NaOH Fe(OH)3 ↓ +  3NaCl

Đáp án A

Câu 5: Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây ?

A. FeSO4.

B. Fe2O3.                     

C. Fe(NO3)2.               

D. Fe(OH)2.

ĐÁP ÁN

Đáp án B  

Câu 6: Dung dịch KOH tác dụng với dung dịch X tạo kết tủa trắng xanh hóa nâu trong không khí. Dung dịch X chứa chất nào sau đây?

A. FeCl3.

B. CuCl2.                    

C. FeSO4.                    

D. MgCl2.

ĐÁP ÁN

FeCl3  +  3KOH Fe(OH)3 ↓ +  3NaCl

                                nâu đỏ

FeSO4  +  2NaOH Fe(OH)2 ↓ +  Na2SO4

                                 trắng xanh

CuCl2  +  2NaOH Cu(OH)2 ↓ +  2NaCl

                                       xanh lam

MgCl2  +  2NaOH Mg(OH)2 ↓ +  2NaCl

                                     trắng

Đáp án C

Câu 7: Nhiệt phân sắt(II) hiđroxit trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn là

A. FeO.                       

B. Fe.                          

C. Fe2O3.                     

D. Fe3O4.

ĐÁP ÁN

4Fe(OH)2  +  O2 2Fe2O3  +  4H2O

Đáp án C

Câu 8: Hợp chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl?

A. Fe2(SO4)3.

B. FeO.                       

C. Fe(OH)2.                 

D. Fe(NO3)2.

ĐÁP ÁN

B. FeO +  2HCl FeCl2  +  H2O

C. Fe(OH)2 +  2HCl FeCl2  +  2H2O

D. 3Fe2+ +  4H+  +    3Fe3+  +  NO↑  +  2H2O

Đáp án A

Câu 9: Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là

A. Fe và dung dịch HCl.

B. Cu và dung dịch FeCl2.

C. Cu và dung dịch FeCl3.

D. Fe và dung dịch FeCl3.

ĐÁP ÁN

Cu có tính khử yếu hơn Fe ⇒ Cu không thể khử được Fe2+ ra khỏi dung dịch muối.

Đáp án B

Câu 10: Thí nghiệm nào sau đây thu được hợp chất sắt(II) ?

A. Nhiệt phân Fe(OH)3 trong không khí.

B. Đốt dây sắt trong bình chứa khí Cl2.

C. Cho lá sắt vào dung dịch CuSO4.

D. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng.

ĐÁP ÁN

A. 2Fe(OH)3  Fe2O3 +  3H2O

B. 2Fe +  3Cl2   2FeCl3

C. Fe +  CuSO4 FeSO4  +  Cu

D. 3Fe(OH)2 +  10HNO3 3Fe(NO3)3  +  NO  +  8H2O

Đáp án C

Câu 11: Đốt cháy a mol Fe trong bình kín có chứa a mol khí Cl2, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Dung dịch Y chứa FeCl2 và FeCl3.

B. Dung dịch Y có màu vàng.

C. Chất rắn X gồm Fe và FeCl3.

D. Dung dịch Y hòa tan được Cu.

ĐÁP ÁN

2Fe    +    3Cl2 2FeCl3

  ←     a     →                     ⇒ Rắn X chứa: FeCl3 ( mol) và Fe dư ( mol)

Khi cho rắn X vào H2O

Fe     +     2FeCl3  →  3FeCl2

     →                                  ⇒ Dung dịch Y chỉ chứa FeCl2

Đáp án C

Câu 12: Hỗn hợp E gồm a mol X và a mol Y. Hòa tan hoàn toàn E bằng lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thu được a mol khí SO2. Hỗn hợp E gồm hai chất nào sau đây ?

A. Fe(OH)2, Fe3O4.

B. Fe, Fe2O3.               

C. Fe(OH)2, Fe2O3.      

D. Fe, FeO.

ĐÁP ÁN

Ta có bán phản ứng:      +     2e    →  

                                                  2a   ←    a

Nhận thấy số mol electron nhận bằng 2a mol ⇒ X và Y mỗi chất phải nhường 1 electron.

A. Fe(OH)2:                             Fe3O4:

B.              Fe2O3 không nhường electron

C. Fe(OH)2:            Fe2O3 không nhường electron

D.                            FeO:

Đáp án A

Câu 13: Cho m gam oxit sắt từ (Fe3O4) tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 73,45 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 37,700.

B. 34,95.                     

C. 52,432.                   

D. 37,12.

ĐÁP ÁN

Fe3O4     +    8HCl    FeCl2    +    2FeCl3   +   4H2O

a (mol)        →                a                     2a


                                                           

Đáp án A

Câu 14: Cho 16,24 gam hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư. Kết thúc phản ứng thu được V lít NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là

A. 1,568.

B. 4,704.                     

C. 3,136.                     

D. 0,784.

ĐÁP ÁN

Đặt


BT e: lít                   

Đáp án A

Câu 15: Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, FeO tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa H2SO41M và HCl 1M. Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X (nung nóng) cần tối thiểu V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là

A. 3,36.

B. 2,24.                       

C. 4,48.                       

D. 6,72.

ĐÁP ÁN

Ta có:

Khi cho oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit thì:

2H+      +     O/oxit   →   H2O

0,3     →       0,15

Khi cho oxit kim loại tác dụng với CO (nung nóng) thì:

CO     +     O/oxit   →   CO2

0,15   ←   0,15

  lít                                                                

Đáp án A

Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 27,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO trong dung dịch H2SO4 loãng, sau đó làm bay hơi dung dịch người ta thu được 111,2 gam muối FeSO4.7H2 Cho 6,8 gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thì số mol H2SO4 tham gia phản ứng là

A. 0,075 mol.                

B. 0,3 mol.                    

C. 0,225 mol.                

D. 0,15 mol.

ĐÁP ÁN

Ta có:

Gọi a, b lần lượt là số mol của Fe và FeO

Có hệ

2Fe   +   6H2SO4  Fe2(SO4)3   +   3SO2  +  6H2O

0,1  →     0,3

2FeO   +   4H2SO Fe2(SO4)3   +   SO2  +  4H2O

0,3  →      0,6


Đáp án C

Câu 17: Nung hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO trong bình kín không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 2M, thu được dung dịch muối trung hòa. Giá trị của V là

A. 150.

B. 300.                        

C. 75.                         

D. 200.

ĐÁP ÁN

Ta có:   ;  ;

Phản ứng: 2Al   +   3FeO   Al2O3   +   3Fe

Vì phản ứng sau một thời gian, nên hỗn hợp rắn X có thể chứa: Al2O3, Fe, FeO dư và Al dư.

Khi cho rắn X tác dụng với dung dịch H2SO⇒ dung dịch chứa (BTNT)

BTĐT:   lít  

Đáp án A

Câu 18: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư sau phản ứng còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn. Giá trị m là

A. 31,04.

B. 40,10.                     

C. 43,84.                      

D. 46,16.

ĐÁP ÁN

Có các phản ứng:

Fe3O4     +    8HCl    FeCl2    +    2FeCl3   +   4H2O                   (1)

a (mol)                        a                    2a

Cu    +    2FeCl3 2FeCl2     +    CuCl2                                                          (2)

a        ←   2a           2a                   a

Như vậy sau khi kết thúc phản ứng (2) thì Cu còn dư 8,32 gam.

Vậy dung dịch thu được chứa các muối FeCl2 (3a mol); CuCl2 (a mol)


đ

Đáp án C

Câu 19: Nhúng thanh Fe vào 200 ml dung dịch FeCl3 (x mol) và CuCl2 (y mol). Sau khi kết thúc phản ứng, lấy thanh Fe ra lau khô cẩn thận, cân lại thấy khối lượng không đổi so với trước phản ứng. Biết lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh Fe. Tỉ lệ x : y là

A. 3 : 4.

B. 1 : 7.                       

C. 2 : 7.                       

D. 4 : 5.

ĐÁP ÁN

Fe     +    2FeCl3 3FeCl  

0,5x    ←      x

Fe     +    CuCl2 FeCl2     +    Cu

y      ←     y                             y

Vì khối lượng thanh Fe không đổi sau phản ứng, nên:


Đáp án C

Câu 20: Đốt cháy m gam sắt trong bình chứa khí clo thu được chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong nước thu được dung dịch Y chứa hai chất tan có cùng nồng độ mol. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 99,06 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 6,72.

B. 11,20.                     

C. 13,44.                     

D. 7,84.

ĐÁP ÁN

Dung dịch Y chứa      

Ag+      +     Fe2+     Fe3+    +    Ag

                    a                             a

Ag+      +         AgCl 

                     5a        5a

   

BTNT Fe:

Đáp án C


Giáo viên biên soạn: Nguyễn Hoàng Vũ

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 31: Sắt