Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 8»Chất - Nguyên Tử - Phân Tử»Bài 10: Hóa Trị

Bài 10: Hóa Trị

Lý thuyết bài Hóa trị môn hóa học 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Cách xác định

- Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử)

- Quy ước : hóa trị của H là I ⇒ lấy làm đơn vị, hóa trị của các nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) được xác định bằng số nguyên tử H mà nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) có thể liên kết

2. Quy tắc hóa trị

AxaByb với x, y: chỉ số

a, b: hóa trị của nguyên tố A, B

Theo quy tắc hóa trị: x.a=y.b

VD: Từ CTHH của hợp chất FeIII(OH)3I, ta có: 1. III = 3 . I

3. Vận dụng

a) Tính hóa trị của một nguyên tố:

VD: tính hóa trị của Cu trong Cu(OH)2, biết nhóm OH hóa trị I.

Gọi hóa trị của Cu là a, theo quy tắc hóa trị: a.1 = I.2, suy ra a = II

b) Lập công thức hóa học theo hóa trị

Cách làm:

Lập công thức chung dạng AxBy

Áp dụng quy tắc hóa trị, lập tỉ lệ

Nếu tỷ lệ này là phân số tối giản thì lấy x = b ; y = a

VD: lập CTHH của hợp chất tạo bởi sắt hóa trị III và oxi.

Viết CT dạng chung: FexOy

Theo quy tắc hóa trị: x.III=y.II

Chuyển thành tỷ lệ:  đây là phân số tối giản

⇒ x = 2 ; y = 3

CTHH của hợp chất: Fe2O3

VD: lập CTHH của hợp chất tạo bởi đồng hóa trị II và nhóm SO4 hóa trị II

Viết CT chung dạng: Cux(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị: x.II=y.II

Chuyển thành tỉ lệ:

⇒ x=1, y=1

CTHH của hợp chất CuSO4


Biên soạn: Lê Hữu Lộc

SĐT: 0775 416 376 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Lê Hữu Lộc

Bài 9: Công Thức Hóa Học
Bài 11: Luyện Tập 2