Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 8»Phản Ứng Hóa Học»Bài 13: Phản Ứng Hóa Học

Bài 13: Phản Ứng Hóa Học

Lý thuyết bài phản ứng hóa học môn hóa học 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Định nghĩa

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác

Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia)

Chất mới sinh ra là chất sản phẩm.

Cách ghi:

Tên các chất phản ứng → tên sản phẩm

VD: Natri + nước → natri hidroxit +hiđro

Đọc là: natri tác dụng với nước tạo thành hiđroxit và khí hiđro.

Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩn tăng dần

2. Diễn biến của phản ứng hóa học

VD: sự tạo thành phân tử nước từ oxi và hidro

- Trước phản ứng, 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau, 2 nguyên tử hidro liên kết với nhau

- Sau phản ứng, một nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hidro

- Trong quá trình phản ứng, liên kết giữa 2 nguyên tử hidro và liên kết giữa 2 nguyên tủ oxi bị đứt gãy

Kết luận: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

3. Phản ứng hóa học xảy ra khi nào

- Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhua. Bề mặt tiếp xúc càng lớn, phản ứng xảy ra càng nhanh

- Một số phản ứng cần nhiệt độ, một số thì không

- Một số phản ứng cần chất xúc tác giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn. Chất xúc tác không bibến đổi sau phản ứng

4. Cách nhận biết làm sao có phản ứng hóa học xảy ra

- Có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng (kết tủa, bay hơi, chuyển màu,…)

- Sự tỏa nhiệt và phát sáng. VD: phản ứng cháy


Biên soạn: Lê Hữu Lộc

SĐT: 0775 416 376 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Lê Hữu Lộc

Bài 12: Sự Biến Đổi Chất
Bài 15: Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng