Table of Contents
- Kí hiệu hóa học của nguyên tố oxi là O
- Công thức hóa học của đơn chất (khí) oxi là O2
- Nguyên tử khối của oxi: 16
- Phân tử khối của oxi: 32
I .Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
1. Tính chất vật lí của Oxi
– Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí (dO2/kk≈1,1), chiếm 1/5 thể tích không khí.
– Nhiệt độ hóa lỏng ở -183oC
– Ít tan trong nước.
2. Trạng thái tự nhiên của Oxi
– Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất (chiếm 49,4% khối lượng vỏ Trái Đất). Ở dạng đơn chất, khí oxi có nhiều trong không khí. Ở dạng hợp chất, nguyên tố oxi có trong nước, đường, quặng đất đá, cơ thể người, động vật, thực vật,
– Oxi trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp:
II. Tính chất hóa học của Oxi
1. Oxi tác dụng với phi kim
– Oxi tác dụng với hầu hết phi kim, trừ F2, Cl2, Br2, I2
2. Oxi tác dụng với kim loại
– Oxi tác dụng với hầu hết kim loại, trừ Au, Pt,…
3. Oxi tác dụng với hợp chất
– Khí metan (có trong khí bùn ao, khí bioga) cháy trong không khí do tác dụng với khí oxi, tỏa nhiều nhiệt:
Kết luận: Oxi là một đơn chất rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao dễ tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất, nguyên tố oxi chỉ có hóa trị II.
Bài tập luyện tập về tính chất oxi của Trường Nguyễn Khuyến
1. Bài tập trắc nghiệm về tính chất của oxi
Câu 1. Nhận xét nào sau đây đúng về oxi
- Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.
- Oxi là chất khí ít tan trong nước và nặng hơn không khí.
- Oxi là chất khí không duy trì sự cháy, hô hấp.
- Oxi là chất khí không tan trong nước và nặng hơn không khí.
ĐÁP ÁN
B
Câu 2. Oxi có thể tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây.
- Ca, CO2, SO2
- K, P, Cl2
- Ba, CH4, S
- Au, Ca, C
ĐÁP ÁN
C
Câu 3. Cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột, hòa tan được trong nước, là phản ứng:
A. 4P + 5O2 → 2P2O5
B. P + O2 → P2O3
C. S + O2 → SO2
D. 2Zn + O2 → 2ZnO
ĐÁP ÁN
A
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 25,2 g sắt trong bình chứa khí O2 sau phản ứng thu được oxit sắt từ. Thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên là:
A. 4,48 lít.
B. 2,24 lít.
C. 6,72 lít.
D. 3,36 lít.
ĐÁP ÁN
C
Câu 5. Khí Oxi không phản ứng được với chất nào dưới đây.
A. CO.
B. Cl2.
C. Fe.
D. C2H4
ĐÁP ÁN
B
2. Bài tập tự luận về tính chất của oxi
Câu 1. Viết các phương trình phản ứng sau (ghi điều kiện pứ nếu có)
a) Na + O2 …………….
b) Fe + O2 …………….
c) Mg + O2 …………….
d) P + O2 …………….
e) S + O2 …………….
g) Al + O2 …………….
h) CH4 + O2 ………. + …………
i) H2 + O2 …………….
j) Ba + O2 …………….
k) Ca + O2 …………..
ĐÁP ÁN
a) 4Na + O2
b) 3Fe + 2O2
c) 2Mg + O2
d) 4P + 5O2
e) S + O2
g) 4Al + 3O2
h) CH4 + 2O2
i) 2H2 + O2
j) 2Ba + O2
k) 2Ca + O2
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong bình chứa khí O2.
a) Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích khí O2(ở đktc) đã tham gia phản ứng trên.
ĐÁP ÁN
a. nP=6,2/31=0,2 mol
4P + 5O2
0,2 → 0,25 (mol)
b.
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 32 gam khí metan (CH4) cần V lít khí oxi (đktc), thu được khí CO2 và H2O. Giá trị của V là?
ĐÁP ÁN
Số mol khí CH4 là:
PTHH:
Tỉ lệ:
1 : 2 : 1 : 2
Mol: nCH4= 2 → nO2 = 4
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn m1 gam khí etilen (C2H4) cần 7,392 lít khí oxi (đktc), thu được m2 gam khí CO2 và m3 gam H2O. Tính m1 + m2 + m3
ĐÁP ÁN
Số mol khí O2 là:
PTHH:
Tỉ lệ:
1 : 3 : 1 : 2
Mol: nO2 = 0,33 → nC2H4 = 0,11
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 5,6g Fe. Sau phản ứng thu được 8g một oxit. Xác định công thức phân tử oxit sắt thu được?
ĐÁP ÁN
Số mol Fe = 5,6/56 =0,1 mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
Bảo toàn nguyên tố O có: nO = 2.
Đặt oxit: FexOy
→ x : y = nFe : nO = 0,1 : 0,15 = 2 : 3
⇒ Công thức phân tử của oxit là Fe2O3.
Giáo viên soạn: Cô Vương Lê Ái Thảo
Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (Bình Dương)