Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 8»Hiđro - Nước»Bài 31: Tính Chất - Ứng Dụng Của Hiđro

Bài 31: Tính Chất - Ứng Dụng Của Hiđro

Lý thuyết bài Tính chất ứng dụng của hiđro môn Hóa 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm
  • Kí hiệu của Hidro: H.
  • Nguyên tử khối của Hidro: 1
  • Công thức hóa học của đơn chất: H2. Phân tử khối: 2

I. Phần lý thuyết về tính chất ứng dụng của hiđro

1. Tính chất vật lý của hiđro

Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước

2. Tính chất hóa học của hiđro

a. Hiđro tác dụng với oxi

Nếu đốt cháy hidro trong oxi: hidro cháy mạnh, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ

PTHH:  

*Lưu ý: Hỗn hợp khí oxi và hidro là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ thể tích giữa hidro và oxi là 2:1.

b. Hiđro tác dụng với đồng (II) oxit

Khi đốt nóng tới khoảng 400°C : bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc

PTHH:

⇒ Hidro đã chiến oxi trong CuO. Vậy hidro có tính khử

⇒ Ở nhiệt độ thích hợp, hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại do vậy hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.

3. Ứng dụng của Hiđro 

bai-31-tinh-chat-ung-dung-cua-hidro-1

II. Hướng dẫn giải bài tập về tính chất ứng dụng của hiđro - trường Nguyễn Khuyến

1. Trắc nghiệm

Câu 1. Tính chất vật lí nào dưới đây không phải của hiđro?

A. Là chất khí không màu, không mùi, không vị.

B. Tan ít trong nước.

C. Tan nhiều trong nước. 

D. Nhẹ hơn không khí

Câu 2. Hai thể tích khí H2với một thể tích khí nào sau đây tạo thành hỗn hợp nổ?  

A. Clo.

B. Oxi.                    

C. Cabon đioxit.       

D. Nitơ

Câu 3. Ứng dụng của hiđro là  

A. Oxi hóa kim loại 

B. Làm nguyên liệu sản xuất NH3, HCl, chất hữu cơ

C. Tạo hiệu ứng nhà kính 

D. Tạo mưa axit

Câu 4. Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì:  

A. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam.

B Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ.

C. Có chất khí bay lên.

D. Không có hiện tượng.

Câu 5. Khí nhẹ nhất trong các khí sau:  

A. H2

B. H2O                  

C. O2                      

D. CO2

Câu 6. (31.1/tr 43 SBT) Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ 1 thể tích khí hidro và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

B. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích bằng nhau là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

C. Hỗn hợp hidro và oxi theo tỉ lệ 2 thể tích khí hidro và 1 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.

D. Hidro cháy mãnh liệt trong oxi nên gây tiếng nổ mạnh.

Câu 7. (31.2/tr43 SBT) Phát biểu không đúng là:

A. Hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.

B. Hidro có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

C. Hidro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất nhẹ, có tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

D. Hidro có thế tác dụng với tất cả các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

Câu 8. Khử hoàn toàn 8 gam một oxit của kim loại R (có hoá trị II) cần vừa đủ 2,24 lít H2(đktc). Kim loại R là:

A. Cu.    

B. Mg.                    

C. Zn.                          

D. Fe.

Câu 9. Tính thể tích hiđro (đktc) để điều chế 5,6 (g) Fe từ FeO?

A. 2,24 lít.  

B. 1,12 lít.                

C. 3,36 lít.                   

D. 4,48 lít.

Câu 10. (31.10/tr43 SBT) Người ta dùng khí hidro hoặc khí cacbon oxit để khử sắt (III) oxit thành sắt. Để điều chế 35g sắt, thể tích khí hidro và thể tích khí cacbon oxit lần lượt là:

A. 42 lit và 21 lit    

B. 42 lit và 42 lit

C. 10,5 lit và 21 lit    

D. 21 lit và 21 lit

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

B

A

C

D

A

A

D

 

2. Tự luận

Câu 1. (Bài 31.6/tr 44 SBT)

Điều chế hidro người ta cho ... tác dụng với Fe. Phản ứng này sinh ra khí ….., hidro cháy cho ….., sinh ra rất nhiều …..Trong trường hợp này chất cháy là ….., chất duy trì sự cháy là ….Viết phương trình cháy:

   …… + …… → ………

ĐÁP ÁN

HCl; hidro; nước; nhiệt; hidro, oxi

2H2 + O2 → 2H2O

Câu 2. Cho 8 gam CuO tác dụng với 1,12 lít khí H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m gam chất rắn. Tính m.

ĐÁP ÁN


So sánh tỉ lệ . Như vậy lượng CuO dư nên phản ứng tính theo hidro.


nCuO dư = 0,1- 0,05 = 0,05 (mol)

mchất rắn = mCu sinh ra + mCuO dư = 0,05.64 + 0,05.80 = 7,2 gam

Câu 3. (Bài 31.11/trang 44 SBT) 

Có 4 bình đựng riêng các khí sau: không khí, khí oxi, khí hidro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi lọ.Giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có).

ĐÁP ÁN

Lấy từng chất một mẫu thử:

- Cho lần lượt từng mẫu thử trên qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 dư, mẫu thử nào làm đục nước vôi trong đó là CO2:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

- Lấy que đóm đầu có than hồng cho vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử nào làm than hồng bùng cháy đó là oxi.

- Cho mẫu thử còn lại qua CuO nung nóng, khí nào đó có xuất hiện Cu ( màu đỏ). Đó là H2. Mẫu thử còn lại là không khí không làm đổi màu CuO.

CuO + H2 → Cu + H2O

  


Giáo viên biên soạn: Vương Lê Ái Thảo

Đơn vị : Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến (Bình Dương).

Tài liệu tham khảo:

1. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên) - Nguyễn Cương (chủ biên) - Đỗ Tất Hiển (2014), Hóa học 8, NXB giáo dục Việt Nam

2. Nguyễn Cương (chủ biên) - Ngô Ngọc An -  Đỗ Tất Hiển – Lê Xuân Trọng  (2014), Bài tập Hóa học 8, NXB giáo dục Việt Nam

3. Nguyễn Thị Thu, https://vietjack.com/hoa-hoc-lop-8/ly-thuyet-hoa-8-bai-31-tinh-chat-ung-dung-hidro.jsp truy cập ngày 25/01/2022.

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 33: Điều Chế Khí Hiđro – Phản Ứng Thế