Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 8»Hiđro - Nước»Bài 36: Nước

Bài 36: Nước

Lý thuyết bài Nước môn hóa 8 bộ sách giáo khoa. Cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Thành phần hóa học của nước

1. Sự phân hủy nước

- Khi cho dòng điện một chiều đi qua, nước bị phân hủy thành khí hiđro và khí oxi.

- Tỉ lệ thể tích:

- PTHH: ñäâ

2. Sự tổng hợp nước

- 1 thể tích khí oxi đã hóa hợp với 2 thể tích khí hiđro để tạo thành nước.

- PTHH:

- Tỉ lệ khối lượng:

3. Nhận xét:

Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi. Chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ:

-

-

⇒ CTHH của nước: H2O

II. Tính chất của nước

1. Tính chất vật lý của nước

- Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.

- Nước có nhiệt độ sôi: ; nhiệt độ đông đặc: ñôñä

- Nước có khối lượng riêng (): .

- Nước có thể hòa tan nhiều chất rắn (đường, muối ăn … ), lỏng (cồn, axit,…), khí (NH3, HCl, ….)

2. Tính chất hóa học của nước

a. Nước tác dụng với kim loại

- Thí nghiệm: Na tác dụng với nước

bai-36-nuoc-1

- Hiện tượng: Na tan dần ra, có sủi bọt khí. 

- PTHH: 

NaOH: (Natri hiđroxit)

- Nước có thể tác dụng với một số kim loại khác ở nhiệt độ thường như: K, Ba, Ca, Li, … tạo ra bazơ tương ứng và khí hiđro.

PTHH:

KOH: (Kali hiđroxit)

                                    

Ca(OH)2 : (Canxi hiđroxit)

b. Nước tác dụng với oxit bazơ

- Thí nghiệm: Cho mẫu CaO tác dụng với nước, thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein không màu (hoặc giấy quỳ tím).


- Hiện tượng: CaO tan trong nước tạo ra chất rắn màu trắng, tan 1 ít trong nước tạo dung dịch trong suốt, dung dịch chuyển sang màu hồng (giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh).

- PTHH: CaO + H2O   Ca(OH)2

- Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O, Na2O, CaO, BaO tạo ra bazơ.

- Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

c. Nước tác dụng với oxit axit

- Thí nghiệm: Hoà tan P2O5 (rắn, màu trắng) vào nước rồi thêm tiếp 1 mẫu giấy quỳ vào.

- Hiện tượng: chất rắn tan trong nước tạo dung dịch trong suốt, giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

- PTHH: P2O5 + 3H2O →  2H3PO4

- Nhiều oxit axit (P2O5, CO2, N2O5, SO2, SO3, ….) tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

- Ví dụ: 

N2O5 + H2O   2HNO3
SO3 + H2O →  H2SO4

- Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước

Xem tài liệu SGK Hóa 8 trang 124

IV. Bài tập luyện tập về Nước của trường Nguyễn Khuyến

1. Bài tập trắc nghiệm hóa 8 liên quan đến nước

Câu 1. Nước được tạo bởi:

  1. 2 nguyên tố H và 1 nguyên tố O.
  2. 1 nguyên tử H và 2 nguyên tố O.
  3. 1 nguyên tố H và 1 nguyên tố O.
  4. 1 phân tử H2 và 1 nguyên tử O

Câu 2. Thành phần phần trăm của H có trong nước là:

  1. 11,11%
  2. 22,22%
  3. 88,89%
  4. 5,55%

Câu 3. Nước tác dụng được với kim loại nào sau đây:

  1. Na, Mg, Zn.
  2. K, Cu, Na.
  3. Na, K, Li.
  4. Li, Mg, Cu.

Câu 4. Nước tác dụng được với các chất nào sau đây:

  1. CaO
  2. Fe
  3. H3PO4
  4. NaOH

Câu 5. Cho 4,83 gam kim loại natri tác dụng với nước dư, sau phản ứng thu được V (lít) khí (đktc). Giá trị của V là:

  1. 3,864
  2. 2,352
  3. 4,704
  4. 9,66
ĐÁP ÁN
12345
CABAB

Hướng dẫn:  

Câu 2:

Câu 5: 


PTHH:


2                                               1

0,21                 →                      0,105 mol

í

2. Bài tập tự luận hóa 8 liên quan đến nước

Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

  1. Na + H2O
  2. CaO + H2O
  3. P2O5 + H2O
  4. Ba + H2O
ĐÁP ÁN
  1. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
  2. CaO + H2O → Ca(OH)2
  3. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
  4. Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Câu 2. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

  1. K + H2O →  ……..  + H2
  2. Na2O + …….. → NaOH
  3. SO3 + …….. H2SO4
  4. ……… + H2O  H3PO4
ĐÁP ÁN
  1. 2K + 2H2O →  2KOH  + H2
  2. Na2O + H2O → 2NaOH
  3. SO3 + H2O → H2SO4
  4. P2O5 + H2O → H3PO4

Câu 3. Cho các chất sau: Na2O, CaO, SO3, Zn, Na, Fe3O4, P2O5. Những chất nào tác dụng được với nước? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra? Cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng hóa học nào đã học?

ĐÁP ÁN

Các chất tác dụng với nước: Na2O, CaO, SO3, Na, P2O5.

PTHH:

Na2O + H2O 2NaOH           phản ứng hóa hợp

CaO + H2O  Ca(OH)2           phản ứng hóa hợp

SO3 + H2O H2SO4              phản ứng hóa hợp

2Na + 2H2O 2NaOH + H2   phản ứng thế

P2O5 + 3H2O  2H3PO4         phản ứng hóa hợp

Câu 4. Tính thể tích khí hiđro và khí oxi thu được (đktc) khi điện phân 5,04 gam nước.

ĐÁP ÁN

 

PTHH:

ñäâ

Tỉ lệ: 2 : 2 : 1

nH2O: 0,28  →  nH2: 0,28 ; O2:0,14 mol

Từ phương trình có:

í

í

Câu 5. Cho 2,3 g Na tác dụng với nước dư.

  1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra?
  2. Dung dịch sau phản ứng làm giấy quỳ tím đổi sang màu gì?
  3. Tính thể tích khí thu được (đktc) và khối lượng NaOH có trong dung dịch thu được.
ĐÁP ÁN

a. Hiện tượng: Na tan ra, có sủi bọt khí.

    PTHH: 2Na + 2H2O  →  2NaOH + H2

b. Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.


c. PTHH: 

2Na + 2H2O  →  2NaOH + H2

2                         2               1

0,1                 → 0,1             0,05 mol

í



Giáo viên soạn: Nguyễn Thị Thúy Viên

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến (Bình Dương)

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 34: Bài Luyện Tập 6
Bài 37: Axit - Bazơ - Muối