Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 8»Dung Dịch»Bài 41: Độ Tan Của Dung Dịch

Bài 41: Độ Tan Của Dung Dịch

Lý thuyết bài Độ Tan Của Dung Dịch môn hóa 8 bộ sách giáo khoa. Cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Chất tan và chất không tan

Thí nghiệm: Hòa tan Na2CO3 và CaCO3 trong nước.

Hiện tượng: Na2CO3 tan hoàn toàn trong nước còn CaCO3 không tan.

Kết luận: Ở trong nước, có chất tan và chất không tan, có chất tan ít, có chất tan nhiều.

Tính tan của một số axit, bazo, muối:

Axit

Bazơ

Muối

Hầu hết các axit đều tan trong nước trừ axit silicic (HSiO3).

Phần lớn các bazơ đều không tan trong nước, trừ một số bazơ như KOH, NaOH, Ca(OH)2 (ít tan), Ba(OH)2.

Các muối của natri, kali đều tan.

Tất cả các muối nitrat đều tan.

Phần lớn muối clorua, sunfat tan được. Nhưng phần lớn muối cacbonat thì không tan.

bai-41-do-tan-cua-dung-dich-1
Màu sắc của một số chất không tan trong nước.

II. Độ tan của một chất trong nước

Để biểu thị khối lượng của chất tan trong một khối lượng dung môi, người ta dùng "độ tan".

1. Định nghĩa

Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. 

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan 

Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, trong nhiều trường hợp, khi nhiệt độ tăng thì độ tan cũng tăng theo. Số ít trường hợp, nhiệt độ tăng độ tan lại giảm.

bai-41-do-tan-cua-dung-dich-2
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn
(Nguồn : SGK Hóa học 8 – trang 140)

Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng, nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

bai-41-do-tan-cua-dung-dich-3
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất khí
(Nguồn : SGK Hóa học 8 – trang 140)

Bài tập luyện tập Độ tan của dung dịch của trường Nguyễn Khuyến

1. Bài tập trắc nghiệm hóa 8 về độ tan của dung dịch

Câu 1: Chất nào dưới đây không tan được trong nước?

  1. Axit clohidric.
  2. Muối ăn.
  3. Cát.
  4. Đường.

Câu 2: Ở 20oC, khi hòa tan 40 gam kali nitrat vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Vậy ở 20oC, độ tan của kali nitrat là:

  1. 40,1 gam.
  2. 44,2 gam.      
  3. 42,1 gam.        
  4. 43,5 gam.

Câu 3: Tính độ tan của K2CO3 trong nước ở 20°C. Biết rằng ở nhiệt độ này hòa tan hết 45 gam muối trong 150 gam nước thì dung dịch bão hòa.  

  1. 20 gam 
  2. 45 gam 
  3. 30 gam                    
  4. 12 gam

Câu 4: Ở 20oC, hòa tan m gam KNO3 vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là 42,105 gam. Giá trị của m là

  1. 40. 
  2. 44.
  3. 42.
  4. 43.

Câu 5: Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 gam. Khi mới hòa tan 15 gam NaCl vào 50 gam nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?

  1. 3 gam. 
  2. 18 gam.            
  3. 5 gam.                      
  4. 9 gam.
ĐÁP ÁN
12345
CCCAA

  

2. Bài tập tự luận hóa 8 về độ tan của dung dịch

Câu 1: Tính khối lượng muối natri clorua NaCl có thể tan trong 750g nước ở 25oC. Biết rằng ở nhiệt độ này độ tan của NaCl là 36,2g.

ĐÁP ÁN

100g H2O ở 25oC hòa tan tối đa 36,2g NaCl

750g H2O ở 25oC hòa tan tối đa x? NaCl  


Câu 2: Tính khối lượng muối AgNO3 có thể tan trong 250g nước ở 25oC. Biết độ tan của AgNO3 ở 25oC là 222g.

ĐÁP ÁN

100g H2O ở 25oC hòa tan tối đa 222g AgNO3

250g H2O ở 25oC hòa tan tối đa y? AgNO3  


Câu 3: Một dung dịch có chứa 26,5g NaCl trong 75g H2O ở 25oC. hãy xác dịnh dung dịch NaCl nói trên là bão hòa hay chưa bão hòa? Biết độ tan của NaCl trong nước ở 25oC là 36g.

ĐÁP ÁN

100g H2O ở 25oC hòa tan 36g NaCl

75g H2O ở 25oC hòa tan x?g NaCl  


Dung dịch NaCl đã pha chế là chưa bão hòa. Vì dung dịch này có thể hòa tan thêm: 27 - 26,5 = 0,5 (g) NaCl ở 25oC.


Giáo viên soạn: Vương Lê Ái Thảo

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 40: Dung Dịch
Bài 42: Nồng Độ Dung Dịch