Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 8»Dung Dịch»Bài 43: Pha Chế Dung Dịch

Bài 43: Pha Chế Dung Dịch

Lý thuyết bài Pha chế dung dịch môn hóa 8 bộ sách giáo khoa. Cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước

Ví dụ: Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và trình bày cách pha chế:

a) 50 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 10%.

b) 50 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 1M.

Giải:

a) 50 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 10%.

- Bước 1: Tính toán các đại lượng cần dùng:



- Bước 2: Cách pha chế:

+ Cân lấy 5 g CuSO4 khan (màu trắng) cho vào cốc thủy tinh có dung tích 100 ml.

+ Cân lấy 45 g (hoặc đong lấy 45 ml) nước cất rồi đổ dần vào cốc và khuấy nhẹ.

 → Được 50 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 10%.

Tổng quát: Từ muối X, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và trình bày cách pha chế m gam dung dịch X có nồng độ C%.

Các bước giải:

Bước 1: Tính toán các đại lượng cần dùng:

- Tính khối lượng chất tan cần pha chế:

- Tính khối lượng nước cần pha chế: mnước = mdd – mct

Bước 2: Cách pha chế:

- Cân lấy m gam chất X cho vào cốc thủy tinh có dung tích ….  ml (cốc phải có dung tích lớn hơn lượng dung dịch cần pha chế) 

- Cân mnước gam nước cất rồi đổ dần vào cốc và khuấy nhẹ, được m gam dung dịch X có nồng độ C%.

b) 50 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 1M.

- Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng.

Đổi 50 ml = 0,05 l

- Bước 2: Cách pha chế.

+ Cân lấy 8 g CuSO4 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 100 ml.

+ Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 50 ml dung dịch.

+ Được 50 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 1M.

Tổng quát: Từ muối X, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và trình bày cách pha chế V (ml) dung dịch X có nồng độ CM.

Các bước giải:

Bước 1: 

- Tính số mol chất tan cần pha chế: n = CM.V (Lưu ý: Đổi đơn vị của V thành lít)

- Tính khối lượng chất tan cần pha chế: m = n.M

Bước 2: 

- Cân lấy m gam chất X cho vào cốc thủy tinh có dung tích ….  ml (cốc phải có dung tích lớn hơn lượng dung dịch cần pha chế) 

- Cho dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ V (ml) dung dịch, được V(ml) dung dịch X có nồng độ CM.

II. Cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước

Ví dụ: Có nước cất và những dụng cụ cần thiết hãy tính toán và trình bày các cách pha chế:

a) 100 ml dung dịch MgSO4 0,4M từ dung dịch MgSO4 2M.

b) 150 g dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10%.

Giải

a) 100 ml dung dịch MgSO4 0,4M từ dung dịch MgSO4 2M.

Bước 1: Tính toán các đại lượng cần dùng.

Đổi 100 ml = 0,1 lít.



Bước 2: Cách pha chế.

- Đong lấy 20 ml dung dịch MgSO4 2M cho vào cốc có dung tích 200ml.

- Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100 ml và khuấy đều.

→ Được 100 ml dung dịch MgSO4 0,4M.

b) 150 g dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10%.

Bước 1: Tính toán các đại lượng cần dùng.

mNaCl (2) =

mdd NaCl (1) =


Bước 2: Cách pha chế.

- Cân lấy 37,5 g dung dịch NaCl 10%, cho vào cốc thủy tinh có dung tích 200 ml.

- Cân lấy 112,5 g nước cất hoặc đong 112,5 ml nước cất, đổ vào cốc đựng dung dịch NaCl nói trên.

- Khuấy đều, được 150 g dung dịch NaCl 2,5%.

  • Lưu ý:

- Khi pha loãng hay cô đặc dung dịch thì lượng chất tan không đổi.

- Khi pha loãng thì nồng độ dung dịch giảm, khi cô đặc thì nồng độ dung dịch tăng.


Bài tập luyện tập Pha chế dung dịch của trường Nguyễn Khuyến

1. Bài tập trắc nghiệm hóa 8 liên quan đến pha chế dung dịch

Câu 1. Để pha chế 250 ml dung dịch NaOH 0,75M thì khối lượng NaOH cần lấy là:

  1. 120 g.
  2. 0,75 g.
  3. 7,5 g.
  4. 12 g.

Câu 2. Khối lượng HNO3 cần để pha 200 ml dung dịch HNO3 0,14M là:

  1. 1,764 g.
  2. 2,016 g.
  3. 0,1764 g.
  4. 17,64 g.

Câu 3. Khối lượng KOH cần để pha 120 g dung dịch KOH 5,6% là:

  1. 2142,9 g.
  2. 6,72 g.
  3. 4,67 g.
  4. 133,28 g.

Câu 4. Khối lượng nước cần để pha 58,24 g dung dịch KOH 12,5% là: 

  1. 7,28  g.
  2. 465,92 g.
  3. 50,96 g.
  4. 21,46 g.

Câu 5. Thể tích nước cần thêm vào 1,2 lít dung dịch HCl 0,25M để thu được dung dịch HCl 0,1M là: 

  1. 1,2 lít.
  2. 6 lít.
  3. 0,12 lít.
  4. 0,6 lít.
ĐÁP ÁN
12345
CAACD

Câu 1. Đổi 250 ml = 0,25 lít



Câu 2. Đổi 200 ml = 0,2 lít



Câu 3.

Câu 4. 


Câu 5. 


Gọi x (lít) là thể tích nước thêm vào.

Vdd sau = 1,2 + x (l)




í

Vậy thể tích nước thêm vào 600 ml.

  

2. Bài tập tự luận hóa 8 liên quan đến pha chế dung dịch

Câu 1. Từ K2CO3, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và trình bày cách pha chế được 125 ml dung dịch K2CO3 có nồng độ 0,12M.

ĐÁP ÁN

Đổi 125 ml = 0,125 lít

 


Cách pha chế:

- Cân lấy 2,07 g K2CO3 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 200 ml.

- Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 125 ml dung dịch.

→ Được 125 ml dung dịch K2CO3 có nồng độ 0,12M.

Câu 2. Từ MgSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và trình bày cách pha chế được 200 g dung dịch MgSO4 có nồng độ 25%.

ĐÁP ÁN

 


Cách pha chế:

- Cân lấy 50g MgSO4 khan cho vào cốc thủy tinh có dung tích 250 ml.

- Cân lấy 150g (hoặc đong lấy 150 ml) nước cất rồi đổ dần vào cốc và khuấy nhẹ.

→ Được 200 gam dung dịch MgSO4 có nồng độ 25%.

Câu 3. Tính khối lượng Fe(NO3)3 cần thêm vào 180 g dung dịch Fe(NO3)3 24,2% để được dung dịch Fe(NO3)3 31,78%.

ĐÁP ÁN

 

Gọi x (g) là khối lượng Fe(NO3)3 thêm vào.

mct sau = 43,56 + x (g); mdd sau = 180 + x (g).






Vậy khối lượng Fe(NO3)3 thêm vào là 20 g.

Câu 4. Tính khối lượng nước cần thêm vào 100 g dung dịch AgNO3 34% để được dung dịch AgNO3 12,5%.

ĐÁP ÁN

 

Gọị x (g) là khối lượng nước thêm vào.

mdd = 100 + x (g)





Vậy khối lượng nước thêm vào là 172 g.

Câu 5. Tính thể tích nước (ml) cần thêm vào 320 ml dung dịch KCl 1,2M để được dung dịch KCl 0,75M.

ĐÁP ÁN

 

Gọi x (lít) là thể tích nước thêm vào.

Vdd sau = 0,32 + x (lít)




í

Vậy thể tích nước thêm vào là 880 ml.


Giáo viên soạn: Nguyễn Thị Thúy Viên

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 42: Nồng Độ Dung Dịch
Bài 44: Bài Luyện Tập 8