Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 9»Kim Loại»Bài 19: Sắt

Bài 19: Sắt

Lý thuyết bài sắt môn hóa học 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Tính chất vật lí của sắt

Sắt là kim loại màu trắng xám, khi ở dạng bột có màu đen.

Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút và sắt cũng có thể nhiễm từ trở thành nam châm). Khối lượng riêng D = 7,86g/cm3, nóng chảy ở 1539°C.

Sắt dẻo nên dễ rèn.

2. Tính chất hóa học của sắt

Sắt có những tính chất hóa học của kim loại

1. Tác dụng với nhiều phi kim

Sắt tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối.

Ví dụ:

(oxit sắt từ)

(Sắt (III) clorua)

(sắt (II) sunfua)

2. Tác dụng với dung dịch axit

Sắt tác dụng với dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng H2.

Phương trình hóa học:

  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Chú ý: Sắt không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

Khi sắt phản ứng với HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng sản phẩm thu được chứa muối sắt (III) và không giải phóng H2.

Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn

Ví dụ:

  Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu


Biên soạn: Lê Hữu Lộc

SĐT: 0775 416 376 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Lê Hữu Lộc

Bài 18: Nhôm
Bài 20: Hợp Kim Sắt Gang Thép