Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 9»Hiđrocacbon. Nhiên Liệu»Bài 36: Metan

Bài 36: Metan

Lý thuyết bài Metan môn Hoá học 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Công thức phân tử: CH4

Phân tử khối: 16

I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý của metan

- Trạng thái tự nhiên: Metan có trong: 

+ Mỏ khí (khí thiên nhiên).

+ Mỏ dầu (khí mỏ dầu hay khí đồng hành).

+ Mỏ than (khí mỏ than).

+ Bùn ao (khí bùn ao).

+ Khí biogaz

- Tính chất vật lí: Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí (), rất ít tan trong nước.

II. Cấu tạo phân tử của metan

Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn.

bai-36-metan-2
Công thức cấu tạo và mô hình phân tử metan


III. Tính chất hóa học của metan

1. Metan tác dụng với oxi

- Hiện tượng: 

+ Thấy có các giọt nước nhỏ bám vào thành ống nghiệm.

+ Nước vôi trong vẩn đục.

  • PTHH:

*Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt. Hỗn hợp 1 thể tích metan và 2 thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

2. Metan tác dụng với clo

- Hiện tượng: Màu vàng nhạt của clo mất đi, giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

- PTHH:  

Viết gọn: áá                 

               Metan                                           Metyl clorua

* Phản ứng trên H của metan được thay thế bởi nguyên tử clo, vì vậy phản ứng trên được gọi là phản ứng thế. 

IV. Ứng dụng của metan

- Dùng làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. 

- Là nguyên liệu để điều chế hiđro theo sơ đồ: Metan + nước (to, xúc tác)  cacbon đioxit + hiđro

- Dùng điều chế bột than và nhiều chất khác.


Bài tập luyện tập về metan của trường Nguyễn Khuyến

1. Tự luận

Câu 1: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi đưa bình đựng hỗn hợp khí Cl2 và metan ra ngoài ánh sáng. Sau một thời gian cho nước vào bình lắc nhẹ rồi thêm mẩu giấy quỳ tím.

ĐÁP ÁN

Lý thuyết mục III.2  

Câu 2: Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi 

a, Đưa bình đựng hỗn hợp khí Cl2 và metan ra ngoài ánh sáng. 

b, Đốt cháy khí metan.

ĐÁP ÁN

a) PTHH: (ánh sáng)

b, PTHH:   

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít khí metan (ở điều kiện tiêu chuẩn). Hãy tính khối lượng khí CO2 sinh ra và thể tích không khí (ở điều kiện tiêu chuẩn) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí metan trên. Biết khí O2 chiếm 20% thể tích không khí.

ĐÁP ÁN


PTHH:        

TL:    1 :  2  :  1 :  2  mol

Phản ứng:   nCH4 = 0,15  ; nO2 = 0,3 ;     nCO2 = 0,15  mol


ô  

2. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong tự nhiên, metan có  

  1. Trong các mỏ khí.               
  2. Trong mỏ dầu.
  3. Trong bùn ao.                   
  4. A, B, C đều đúng.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây về cấu tạo của metan là đúng?

  1. Trong phân tử metan có một liên kết đôi.
  2. Trong phân tử metan có bốn liên kết đơn.
  3. Trong phân tử metan có bảy liên kết đơn.
  4. Trong phân tử metan có một liên kết ba.

Câu 3: Phương trình hóa học nào sau đây viết đúng?

  1. CH4 + O2  CO2   +  2H2           
  2. CH4 +  Cl2  CH3Cl   +  HCl   
  3. CH4 + Cl2 CH2  +  2HCl   
  4. 2CH4 +  Cl2   2CH3Cl  +  H2   

Câu 4: Thành phần phần trăm khối lượng của C trong hợp chất metan là

  1. 75%    
  2. 25%        
  3. 40%       
  4. 60%

Câu 5: Ứng dụng nào sau đây không phải của metan?

  1. Làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.    
  2. Là nguyên liệu điều chế hiđro.
  3. Dùng để điều chế bột than.
  4. Dùng để làm quả mau chín.
ĐÁP ÁN
12345
DBCAD

Câu 4.  


Giáo viên soạn: Ông Thị Tuyết Thanh 

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến (Bình Dương)

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 35: Cấu Tạo Phân Tử Hợp Chất Hữu Cơ
Bài 37: Etilen