Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 9»Hiđrocacbon. Nhiên Liệu»Bài 37: Etilen

Bài 37: Etilen

Lý thuyết bài Etilen môn Hóa 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tính chất vật lý của etilen

Etilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí (d = )

II. Cấu tạo phân tử của etilen

bai-37-etilen-1
Hình 1: Mô hình phân tử etilen (https://hoc247.net/hoa-hoc-9)

- Công thức cấu tạo của etilen:         

  bai-37-etilen-2  

→ Viết gọn: CH2 = CH2

 - Đặc điểm cấu tạo: Giữa 2 nguyên tử cacbon có liên kết đôi (C = C). Trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền, liên kết này dễ dàng bị đứt ra trng các phản ứng hoá học.

III. Tính chất hoá học của etilen

1. Etilen có cháy không?

Etilen là hiđrocacbon nên khi đốt cháy tạo ra khí cacbonic, hơi nước và toả nhiệt.

PTHH: C2H4(k) + 3O2(k) 2CO2(k) + H20(h)

2. Etilen có làm mất màu dung dịch brom không?

Thí nghiệm: Dẫn khí etilen vào dung dịch brom màu da cam

(Hình ảnh được chụp từ video: https://www.youtube.com/watch?v=jpitvOxnM4A)

bai-37-etilen-3
    (A)                                      (B)                                       (C)

(A): dung dịch brom trước phản ứng

(B): dẫn khí etilen vào dung dịch brom

(C): khi phản ứng kết thúc.

Hiện tượng: mất màu (da cam) của dung dich brom.

Phương trình hoá học:

bai-37-etilen-5

Viết gọn: CH2 = CH2(k) + Br2(dd) → Br – CH2 – CH2 – Br

Nhận xét: Liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra và mỗi nguyên tử C trong phân tử etilen liên kết thêm với 1 nguyên tử brom. Phản ứng này được gọi là phản ứng cộng.

Ngoài brom, trong điều kiện thích hợp, etile còn có phản ứng cộng với một số chất khác như H2, Cl2..

Kết luận: các chất có liên kết đôi ( C = C) dễ tham gia phản ứng cộng).

3. Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không?

Ở điều kiện thích hợp ( nhiệt độ, xúc tác, áp suất), liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra và các phân tử etilen liên kết với nhau tạo thành phân tử phân tử có kích thước và khối lượng lớn hơn, gọi là poli etilen (viết tắt PE).

… +  CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + … áúá ....– CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – …

Viết gọn: nCH2 = CH2  áúá  ( CH2 – CH2 )n —

Polietilen (PE): ( CH2 – CH2 )n —

Phản ứng này được gọi là phản ứng trùng hợp.

Polietilen là chất rắn, không tan trong nướcm không độc. Đây là nguyên liệu quan trong trong công nghiệp chất dẻo.

IV. Ứng dụng của etilen

bai-37-etilen-4


V. Bài tập luyện tập về etilen của trường Nguyễn Khuyến

1. Trắc nghiệm

Câu 1: Chất làm mất màu dung dịch brom là

A. CH4

B. CH2 = CH2

C. CH3 – CH3                   

D. CH3 – CH2 – CH3

Câu 2: Số liên kết bội (liên kết đôi và liên kết ba) trong công thức cấu tạo dưới đây là bao nhiêu? CH ≡ C = CH2 – CH = CH2

A. 1

B. 2

C. 3                       

D. 4

Câu 3: Để nhận biết các khí:  metan, etilen và khí oxi có thể sử dụng các thuốc thử

A. dung dịch brom và khí clo (ánh sáng)

B. dung dịch brom và nước vôi trong

C. dung dịch brom và bột CuO

D. dung dịch brom và nước

Câu 4: Cần dùng bao nhiêu ml khí etilen (đktc) để làm mất màu vừa đủ 20ml dung dịch brom 1M?

A. 112ml

B. 224ml

C. 336ml                

D. 448ml

Câu 5: Dẫn khí etilen đi qua dung dịch nước brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 0,42 gam. Nếu đốt cháy lượng khí etilen ở trên thể tích khí oxi (đktc) cần dùng là

A. 1,008 lít

B. 0896 lit

C. 0,672 lít             

D. 0,448 lít

2. Tự luận

Câu 1: Hoàn thành các phương trình hoá học sau và ghi rõ điều kiện (nếu có)

a) CH4 + Cl2 (1: 1)

b) C2H4 + Br2

c) C2H4 + H2

d) Trùng hợp etilen

Câu 2 (37.2 trang 46 sách bài tập hoá 9):

Có các chất sau:

CH4, CH3 – CH3 , CH2 = CH2, CH2 = CH – CH3.

a) Chất nào tác dụng với clo khi chiếu sáng?

b) Chất nào tác dụng với dung dịch brom

c) Chất nào có phản ứng trùng hợp?

Hãy viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Câu 3: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết etilen, khí cacbonic, khí hiđro.

Câu 4: Hỗn hợp khí X chứa metan và etilen. Dẫn 1,12 lít hỗn hợp X (đktc) đi qua dung dịch brom dư thấy thoát ra 448 ml khí A.

a) Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp X.

b) Đốt cháy hoàn toàn lượng khí X ở trên rồi cho sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong dư thu được bao nhiêu gam kết tủa?


VI. Hướng dẫn giải và đáp án bài tập luyện tập

1. Trắc nghiệm

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

A

D

A

 

2. Tự luận

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a) CH4 + Cl2 áá CH3Cl + HCl

b) CH2 = CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br

c) CH2 = CH2 + H2 → CH3 – CH3

d) nCH2 = CH2 (- CH2 – CH2 - )n

Câu 2 (37.2 trang 46 sách bài tập hoá 9):

Có các chất sau:

CH4, CH3 – CH3 , CH2 = CH2, CH2 = CH – CH3.

a) Chất tác dụng với clo khi chiếu sáng: CH4 và CH3 – CH3

PTHH: CH4 + Cl2 áá CH3Cl + HCl

           CH3 – CH3 + Cl2  áá  CH3 – CH2 – Cl + HCl

b) Chất tác dụng với dung dịch brom: CH2 = CH2, CH2 = CH – CH3

PTHH: CH2 = CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br

            CH2 = CH­ – CH3 + Br2 → Br – CH2 – CH – CH3

                                                                     Br

c) Chất có phản ứng trùng hợp: CH2 = CH2, CH2 = CH – CH3

PTHH: nCH2 = CH2   (- CH2 – CH2 - )n

                 n CH2 = CH – CH3         

Câu 3: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết etilen, khí cacbonic, khí hiđro

Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm

Thuốc thử

Etilen

Khí cacbonic

Khí hiđro

Dd brom

Mất màu

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Dd Ca(OH)2

X

Kết tủa trắng

Không hiện tương

Còn lại là H2

PTHH: CH2 = CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br

            CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Câu 4:

a) Chỉ có etilen tác dụng với dung dịch brom.Khí A là metan

 PTHH: CH2 = CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br

TL:               1            1                         1

%Vmetan = (0,448:1,12).100% = 40%

%Vetilen = 100 – 40 = 60%

Vetilen = 1,12 – 0,448 = 6,72 lít → netilen = 0,03 mol

nmetan = 0,02 mol

b) PTHH: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O

     Pư:      0,02         →      0,02              mol

    PTHH: C2H4 + 3O3 2CO2 + 2H2O

    Pư:       0,03       →       0,06              mol

   PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

   Pư:      0,08         →           0,08                    mol

Từ PTHH → nkết tủa = 0,08 mol

mkết tủa = 0,08.100 = 8 gam

  


Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thụy Bảo Ngân

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 36: Metan
Bài 38: Axetilen