Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 9»Hiđrocacbon. Nhiên Liệu»Bài 40: Dầu Mỏ Và Khí Thiên Nhiên

Bài 40: Dầu Mỏ Và Khí Thiên Nhiên

Lý thuyết bài Dầu mỏ và khí thiên nhiên môn Hóa 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Dầu mỏ:

1. Tính chất vật lí

Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ?

Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu. Mỏ dầu thường có ba lớp:

bai-40-dau-mo-va-khi-thien-nhien-1

bai-40-dau-mo-va-khi-thien-nhien-2a
Hình 1. Mỏ dầu và cách khai thác.

Cách khai thác: Khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng (còn gọi là giếng dầu). Đầu tiên dầu tự phun lên, sau đó, người ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.

3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ?

Khi chưng cất dầu mỏ, các sản phẩm được tách ra ở những khoảng nhiệt độ khác nhau.

 

bai-40-dau-mo-va-khi-thien-nhien-4b
Hình 2. Sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm.

Lượng xăng thu được khi chưng cất dầu mỏ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Để tăng lượng xăng, người ta sử dụng phương pháp crăckinh (bẻ gãy phân tử):

Dầu nặng ă Xăng + Hỗn hợp khí.

*Nhờ phương pháp crăckinh, lượng xăng thu được chiếm khoản 40% khối lượng dầu mỏ.

II. Khí thiên nhiên

Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất. Thành phần chủ yếu là khí metan.

Muốn khai thác người ta khoan xuống mỏ khí. Khí sẽ tự phun lên do áp suất ở các mỏ khí lớn hơn áp suất khí quyển.

Khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.

bai-40-dau-mo-va-khi-thien-nhien-5a
Hình 3. Hàm lượng metan trong khí thiên nhiên (a) và trong khí mỏ dầu (b).


III. Bài tập bổ sung của trường Nguyễn Khuyến

1. Tự luận

Câu 1: Nêu tính chất vật lí của dầu mỏ.

ĐÁP ÁN

Lý thuyết mục I.1  

Câu 2: Hãy cho biết thành phần của từng lớp trong mỏ dầu và cách khai thác dầu mỏ.

ĐÁP ÁN

Lý thuyết mục I.2  

Câu 3: Đốt cháy 2,24 lít khí thiên nhiên (đktc) chứa a% CH4, b%N2 và 2% CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 9,8 gam kết tủa. Tính a

ĐÁP ÁN

PTHH:             CH4 + 2O2   CO2 + 2H2O

     TL:               1         2            1            2        mol

Phản ứng:    0,001a              0,001a                 mol

nCH4 = = 0,001a mol

nCO2 từ phản ứng cháy  = 0,001a mol

nCO2 trong khí thiên nhiên =   = 0,002 mol

PTHH:        CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

      TL:        1          1                   1                1    mol    

Phản ứng:  0,098                       0,098

nCaCO3 = = = 0,098 mol

Ta có: 0,001a + 0,002 = 0,098

a = 96

2. Trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải nói về dầu mỏ?

A. Là chất lỏng sánh màu nâu đen.

B. Không tan trong nước.

C. Nặng hơn nước.                    

D. Là hỗn hợp phức tạp của nhiều hiđrocacbon.

Câu 2: Phát biết nào sau đây là đúng?

A. Mỏ dầu thường có ba lớp: lớp khí mỏ dầu, lớp dầu lỏng và lớp nước mặn.

B. Dầu mỏ là một hợp chất hiđrocacbon.

C. Lượng xăng thu được khi chưng cất dầu mỏ chiếm tỉ lệ lớn.

D. Lượng khí metan có trong khí mỏ dầu lớn hơn trong khí thiên nhiên.

Câu 3: Sản phẩm thu được khi chưng cất dầu mỏ ở các nhiệt độ 650C, 2500C, 3400C lần lượt là

A. khí đốt, xăng, dầu thắp.

B. dầu thắp, khí đốt, xăng.

C. dầu điezen, xăng, dầu thắp.

D. xăng, dầu thắp, dầu điezen.

Câu 4: Lượng khí metan trong khí thiên nhiên và trong khí mỏ dầu chiếm tỉ lệ thể tích trong khoảng lần lượt là

A. 95% và 75%.

B. 75% và 95%.

C. 95% và 95%.               

D. 75% và 75%.

Câu 5: Khi chưng cất dầu mỏ, các sản phẩm tách ra ở những khoảng nhiệt độ khác nhau, phần còn lại là

A. xăng.

B. nhựa đường.                

C. khí đốt.                        

D. dầu thắp.

ĐÁP ÁN

1C

2A

3D

4A

5B



Giáo viên biên soạn: Ông Thị Tuyết Thanh

Đơn vị : Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến (Bình Dương).

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 38: Axetilen
Bài 41: Nhiên Liệu