Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 9»Dẫn Xuất Của Hiđrocacbon. Polime»Bài 45: Axit Axetic

Bài 45: Axit Axetic

Lý thuyết bài Axit Axetic môn Hóa 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm
  • Công thức phân tử của axit axetic: C2H6O
  • Axit axetic có phân tử khối: 60

I. Tính chất vật lí của axit axetic

bai-45-axit-axetic-1
Hình 1

- Axit axetic là chất lỏng không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2 – 5%.

II. Cấu tạo phân tử của axit axetic

bai-45-axit-axetic-2
Hình 2: Mô hình phân tử axit axetic dạng rỗng


bai-45-axit-axetic-3
Hình 3: Mô hình phân tử axit axetic dạng đặc

- Công thức cấu tạo:

bai-45-axit-axetic-4
Viết gọn: CH3COOH

- Đặc điểm cấu tạo: trong phân tử axit axetic, nhóm – OH liên kết với nhóm bai-45-axit-axetic-5  tạo thành nhóm bai-45-axit-axetic-6  (-COOH). Chính nhóm này làm cho phân tử có tính axit.

III. Tính chất hóa học của axit axetic

1. Axit axetic có tính chất của axit không?

  • Axit axetic làm quỳ tím chuyển sang đỏ.
  • Axit axetic tác dụng với bazơ

Ví dụ: CH3COOH(dd) + NaOH(dd) CH3COONa(dd) + H2O

 CH3COONa: Natri axetat

  • Axit axetic tác dụng với oxit bazơ

Ví dụ: 2CH3COOH(dd) + CuO(r) (CH3COO)2Cu(dd) + 2H2O

(CH3COO)2Cu: Đồng (II) axetat

  • Axit axetic tác dụng với kim loại (đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học)

Ví dụ: 2CH3COOH(dd) + K(r) 2CH3COOK(dd) + H2

CH3COOK: Kali axetat

  • Axit axetic tác dụng với muối ( = CO3; SO3, ..)

Ví dụ: 2CH3COOH(dd) + Na2CO3(dd) 2CH3COONa(dd) + H2O + CO2

CH3COONa: Natri axetat

Nhận xét: Axit axetic là axit hữu có có tính chất của một axit. Tuy nhiên, axit axetic là một axit yếu.

2. Axit axetic có tác dụng với rượu etylic không?

Thí nghiệm: Cho rượu etylic, axit axetic vào ống nghiệm A. Thêm tiếp axit sunfuric làm xúc tác. Đun sôi ống nghiệm A một thời gian, sau đó ngừng đun. Thêm một ít nước vào chất lỏng thu được trong ống nghiệm B.

bai-45-axit-axetic-7
Hình 4: Thí nghiệm rượu etylic tác dụng với axit axetic

- Hiện tượng: Chất lỏng trong ống nghiệm B không màu, có mùi thơm, không tan trong nước, nổi trên mặt nước.

- Phương trình hoá học: CH3 – COOH(l) + HO – CH2 – CH3(l)  (t0, H2SO4 đặc) → CH3 –  COOCH2 – CH3(l) + H2O

CH3 –  COOCH2 – CH3Etyl axetat

  • Etyl axetat là chất lỏng, mùi thơm, ít tan trong nước, dùng làm dung môi trong công nghiệp.
  • Sản phẩm của phản ứng giữa axit và rượu gọi là este.

IV. Ứng dụng của axit axetic

Từ axit axetic, người ta điều chế được các sản phẩm sau:

bai-45-axit-axetic-8
Hình 5: Một số ứng dụng của axit axetic

Giấm ăn là dung dịch axit axetic nồng độ 2 – 5%.

bai-45-axit-axetic-9
Hình 6: Giấm gạo

V. Điều chế axit axetic

- Trong công nghiệp, một lượng lớn axit axetic được điều chế theo phương pháp sau:

2C4H10  + O2  (t0,  xúc tác)   4CH3 – COOH + 2H2O

(butan)

- Để sản xuất giấm ăn, người ta thường dùng phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng:

CH3 – CH2 – OH + O2  (men giấm)   CH3 – COOH + H2O

bai-45-axit-axetic-10
Hình 7: Giấm ăn được làm bằng cách lên men dung dịch rượu etylic

Bài tập luyện tập Axit axetic của trường Nguyễn Khuyến

1. Bài tập trắc nghiệm hóa 8 về axit axetic

Câu 1: Chất nào sau đây tác dụng được với kim loại Na?

  1. HCOOH
  2. C2H5OH
  3. CH3COOH
  4. Cả A, B, C

Câu 2: Phương trình hoá học nào sau đây KHÔNG đúng?

  1. CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O
  2. 2CH3COOH + K2CO3  2CH3COOK + H2O + CO2
  3. 2CH3COOH + Cu  (CH3COO)2Cu + H2
  4. CH3COOH + Na  CH3COONa + H2

Câu 3: Cho mẩu natri vào dung dịch axit axetic xảy ra hiện tượng:

  1. Sủi bọt khí.
  2. Mẩu natri tan dần, sủi bọt khí.
  3. Mẩu natri tan dần, tạo dung dịch màu xanh.
  4. Mẩu natri tan dần, sủi bọt khí, tạo dung dịch màu xanh.

Câu 4: Chất nào sau đây có tính axit?

  1. HCOOH
  2. CH3CHO
  3. CH3OCH3
  4. CH3OH

Câu 5: Chọn phát biểu đúng

  1. Những hợp chất hữu cơ có nhóm – OH đều tác dụng với Na và dung dịch NaOH.
  2. Những hợp chất hữu có có nhóm – COOH tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na.
  3. Những hợp chất hữu có có nhóm – OH chỉ tác dụng được với dung dịch NaOH.
  4. Những hợp chất hữu mạch hở có có nhóm – OH tác dụng được với Na, còn những chất có nhóm – COOH vừa tác dụng được với Na vừa tác dụng được với dung dịch NaOH.
ĐÁP ÁN
12345
DCBAD


2. Bài tập tự luận hóa 8 về axit axetic

Câu 1: Viết các phương trình hoá học cho các phản ứng sau và ghi rõ điều kiện nếu có.

a) CH3COOH + Na2SO3

b) C2H5OH + O2 (men giấm)

c) CH3COOH + MgO →

d) CH3COOH + Ca →

ĐÁP ÁN

a) CH3COOH + Na2SO3 → 2CH3COONa + H2O + SO2

b) C2H5OH + O2 (men giấm) → CH3COOH + H2O

c) CH3COOH + MgO → (CH3COO)2Mg + H2O

d) CH3COOH + Ca → (CH3COO)2Ca + H2

Câu 2: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết rượu etylic, dung dịch axit axetic và dung dịch natri hiđroxit.

ĐÁP ÁN

Trích mẫu thử

Thuốc thửC2H5OHCH3COOHNaOH
Quỳ tímTímĐỏXanh

 

Câu 3: Nêu hiện tượng và viết phương trình minh hoạ cho các các thì nghiệm: cho dung dịch axit axetic lần lượt vào các ống nghiệm chứa K2CO3 rắn, bột CuO, viên kẽm.

ĐÁP ÁN
  • Với K2CO3

Hiện tượng: K2CO3 tan, sủi bọt khí.

PTHH: 2CH3COOH + K2CO3 2CH3COOK + H2O + CO2

  • Với CuO:

Hiện tượng: Bột CuO tan dần, dung dịch chuyển từ không màu sang xanh.

PTHH: 2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O

  • Với Zn: 

Hiện tượng: Viên kẽm tan dần, sủi bọt khí

PTHH: 2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2  

Câu 4: Hoà tan hết m(gam) natri cacbonat vào 60 gam dung dịch axit axetic 10% (vừa đủ)

a) Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra.

b) Tính giá trị m.

c) Tính nồng độ % của dung dịch sau phản ứng.

ĐÁP ÁN

a) Hiện tượng: Na2CO3 tan dần, sủi bọt khí.

PTHH: 2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + H2O + CO2  

b) maxit = 6 gam → naxit = 0,1 mol

nnatri cacbonat =  0,05 mol → mnatri cacbonat = 0,05.106 = 5,3 gam

c) mdd sau phản ứng = 60 + 5,3 – 0,05.44 = 63,1 gam

nmuối = 0,1 mol → mmuối = 0,1.82 = 8,2 gam

C%dd sau phản ứng = (mmuối : mdd sau phản ứng).100%  = (8,2 : 63,1).100% ≈ 13,00%


Giáo viên soạn: Nguyễn Thuỵ Bảo Ngân

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 44: Rượu Etylic
Bài 46: Mối Liên Hệ Etilen, Rượu Etylic Và Axit Axetic