Table of Contents
- I. Chuẩn bị trước khi đọc
- II. Trải nghiệm cùng văn bản
- III. Suy ngẫm và phản hồi
- 1. Các bình diện của “tiếng thu” và “tiếng thơ” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư
- 2. Trình tự của bài viết và ý nghĩa “Tiếng thu” trong thơ Lưu Trọng Lư
- 3. Tính hợp lí trong cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết
- 4. Sự khác biệt trong miêu tả thiên nhiên của thơ cổ điển và Thơ mới
- 5. Thao tác lập luận khi phân tích ngôn từ của bài thơ có tác dụng trong việc làm nổi bật giá trị thẩm mĩ của bài thơ
- 6. Xác định các yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của một bài thơ
- V. Kết nối đọc - viết
I. Chuẩn bị trước khi đọc
1. Những điều em cảm thấy thú vị và khó khăn khi tiếp cận một bài thơ trữ tình
Thú vị: Một bài thơ trữ tình thú vị ở chỗ: giàu cảm xúc, không khô khan, triết lý, giàu hình ảnh, giàu giai điệu,..dễ đọc dễ nhớ.
Khó khăn: Khi tiếp cận một bài thơ trữ tình, người ta sẽ rất khó để nhận ra nhân vật trữ tình chính, cùng với cảm xúc của nhà thơ trữ tình trong bài thơ.
2. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
(1962 - 2019), là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại
Quê ở Đông Hương, thành phố Thanh Hóa, ông học trường cấp 3 chuyên Hàm Rồng, từng đoạt giải đặc biệt trong kì thi chọn học sinh giỏi Văn toàn quốc
Ông giảng dạy tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, ngoài ra còn là nhà văn, nhà lý luận, nhà phê bình văn học xuất sắc,...
Say mê cái đẹp là bản năng trong hành trình tìm cảm hứng sáng tác của ông
Các tác phẩm chính:
- Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử (2005)
- Thơ - điệu hồn và cấu trúc (2007)
- Tự tình cùng cái đẹp (2019)
b. Tác phẩm
b.1. Xuất xứ
Tác phẩm được in trong tập Thơ - điệu hồn và cấu trúc của Chu Văn Sơn
b.2. Bố cục
Phần 1: đoạn 1+ 2 +3: dẫn dắt về cái hay của mùa thu trong thơ ca và nét đặc sắc trong bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Phần 2: đoạn 4+5: tính hòa âm ngôn từ thể hiện trong âm điệu (đoạn 4+5), bố cục (đoạn 6) và vần nhịp (đoạn 7+8) của bài thơ
Phần 3: đoạn 9+10+11: so sánh, liên hệ giữa âm thanh của mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư với âm thanh của mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi
Phần 4: đoạn 12+13: tính hòa âm ngôn từ thể hiện trọng âm hưởng tiết tấu của bài thơ và những cảm xúc, nỗi xôn xao của tác giả khi đọc những ngôn từ thi vị và đẹp đẽ ấy
II. Trải nghiệm cùng văn bản
1. Đọc
2. Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu
Câu 1 .Những yếu tố hình thức ở bài thơ có thể gây ấn tượng và liên tưởng mạnh ở người đọc:
Hình thức viết hoa ở chữ đầu của câu thơ: Viết hoa 3 trên 9 câu thơ
Khổ thơ không đồng đều: khổ 5 câu; khổ 4 câu
⇒ Người đọc sẽ liên tưởng đến một bài văn xuôi hơn là một bài thơ trữ tình.
Câu 2 .Trong đoạn (2) và (3), thao tác lập luận chính mà tác giả sử dụng là:
Thao tác lập luận chứng minh.
Câu 3 .Xác định câu chủ đề của đoạn (4).
Câu chủ đề của đoạn (4): Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.
Câu 4.Từ đoạn (5) đến đoạn (7), tác giả tập trung phân tích những yếu tố hình thức:
- Đoạn (5): Yếu tố về âm điệu: bài thơ tựa như một ca khúc
- Đoạn (6): Khổ thơ. Cấu trúc ngôn từ tự nó đã chia bài thơ thành ba phần nội dung tương ứng với ba câu hỏi.
- Đoạn (7): Sự lặp lại của vần và nhịp: Hiệp vần bằng cả hai hệ thống: vần bằng và vần trắc.
Câu 5 .Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả tập trung phân tích khía cạnh của bài thơ:
Phân tích cấu trúc ngôn từ mang tính nhạc, phân tích thứ tiếng của mùa thu: tiếng thổn thức, tiếng rạo rực, tiếng lá thu xào xạc, và âm hưởng của toàn bài thơ: âm bằng.
Câu 6 Câu chủ đề của đoạn (13):
Tôi cứ nghĩ, Lưu Trọng Lư chính là chú nai kia, bởi cái nghiêng tai ngơ ngác thi sĩ của nó.
III. Suy ngẫm và phản hồi
1. Các bình diện của “tiếng thu” và “tiếng thơ” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư
Trong văn bản, hai cụm từ “tiếng thu” và “tiếng thơ” được tác giả in hoa với dụng ý nhấn mạnh. Theo phân tích của tác giả Chu Văn Sơn, “tiếng thu” là những âm thanh mơ hồ, tinh tế của đất trời và của tâm hồn con người; “tiếng thơ” chính là hình thức của bài thơ, là tổ chức ngôn từ để làm sống dậy “tiếng thu”, gây ấn tượng cho người đọc. Hay nói cách khác: “Tiếng thu” – Bình diện cảm xúc, nội dung còn “Tiếng thơ” – Bình diện hình thức, nghệ thuật cấu tạo nên “Tiếng thu”
2. Trình tự của bài viết và ý nghĩa “Tiếng thu” trong thơ Lưu Trọng Lư
Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thu” hay “tiếng thơ”: Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thơ”, dẫn dắt đến “tiếng thu” rồi lại “tiếng thơ”, có sự đan xen không tách rời riêng biệt.
Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là:
- Tiếng thu không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xao xạc của lá rừng. Tiếng thu là một điệu huyền.
- Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.
3. Tính hợp lí trong cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết
Cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết là rất hợp lí. Người phê bình cần phải bám sát văn bản được phê bình, thể hiện sự đồng cảm thấu hiểu với nhà thơ, tích cực làm cầu nối giữa văn bản và độc giả, giúp độc giả cảm nhận được nét độc đáo của văn bản
Mở đầu gợi dẫn về “hồn thơ” và “hồn thu”, bàn về cái “động” cái “tĩnh” trong thơ cổ điển và Thơ mới, bàn về âm điệu của bài thơ, cách sử dụng từ ngữ (từ láy, từ tượng thanh), âm hưởng bài thơ và cấu trúc của bài thơ
4. Sự khác biệt trong miêu tả thiên nhiên của thơ cổ điển và Thơ mới
Theo tác giả, điểm khác biệt lớn nhất trong việc miêu tả thiên nhiên trong Thơ mới so với thơ cổ điển là thơ thiên nhiên xưa nay được cho là bình lặng, vĩnh cửu. Hòa bình và tĩnh lặng đã trở thành một đặc điểm của vẻ đẹp tự nhiên trong nghệ thuật cổ điển. Thơ Mới không như vậy. Hiệu ứng đặc trưng nhất cộng hưởng từ đáy hồn thơ mới là tiếng ngân nga.
Nguyên nhân của sự khác biệt: đó là các nhà thơ mới không nhìn thiên nhiên bằng con mắt chiêm nghiệm, mà muốn khám phá cuộc sống tiềm ẩn trong lòng tạo vật, khám phá cuộc sống thầm kín đầy sôi động trong lòng thiên nhiên.
5. Thao tác lập luận khi phân tích ngôn từ của bài thơ có tác dụng trong việc làm nổi bật giá trị thẩm mĩ của bài thơ
Khi phân tích lời thơ “Tiến Thu”, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường sử dụng các thao tác: thao tác lập luận, phân tích, chứng minh.
Những thao tác này rất cần thiết để đánh giá đúng giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ, vì cảm thụ thơ phải gắn với phân tích ngôn từ và dẫn chứng qua ngôn từ. Chỉ có như vậy chúng ta mới hiểu đúng, hiểu đầy đủ và hiểu rõ ý tứ mà bài thơ thể hiện.
6. Xác định các yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của một bài thơ
Sự thống nhất, hài hoà giữa bình diện biểu đạt và bình diện được biểu đạt, giữa tổ chức ngôn từ và cái nhìn thế giới độc đáo.
- Hình thức: Âm điệu, ngôn từ, âm hưởng, cấu trúc
- Nội dung: Ý nghĩa cao đẹp về cuộc sống, sự sống hay các vẻ đẹp có giá trị thẩm mĩ cao
V. Kết nối đọc - viết
Qua tác phẩm được giới thiệu trong Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ.
Gợi ý.
Thơ là tiếng nói của tâm hồn, thơ là tiếng nói của tình cảm, là sợi dây liên kết con người với thế giới xung quanh. Vì vậy, thơ ca là sản phẩm của sáng tạo nghệ thuật ra đời gần như sớm nhất trong đời sống con người. Có hàng nghìn định nghĩa, nhưng không một định nghĩa nào có thể diễn đạt đầy đủ và sâu sắc về thơ. Vì vậy, người ta hiểu rằng định nghĩa về thơ rất khó. Người ta chỉ có thể thừa nhận rằng thơ là một thể loại tiêu biểu cho sự tinh hoa của nghệ thuật ngôn từ.
Khi đọc một bài thơ, chúng ta thường bị lôi cuốn bởi hình thức, nghệ thuật và sau đó là nội dung của bài thơ. Thơ là sản phẩm sáng tạo chủ quan của nhà thơ nên khi đọc thơ cần chú ý đến những đóng góp riêng của tác giả đối với tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng. Nhưng những yếu tố quan trọng này được thể hiện qua những rung động, cảm xúc thể hiện qua hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ. Vì vậy, điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách liên kết, đối chiếu và so sánh bài thơ đã đọc với những bài thơ khác của chính tác giả; giữa các bài thơ của tác giả với nhiều nhà thơ cùng thời hoặc trước đó về cùng chủ đề. Chẳng hạn, đọc bài Mùi chín mùa xuân của Hàn Mặc Tử so với “Con cò nhỏ” của Thanh Hải hay so sánh mùa thu tới với “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, “Tỳ bà” của Bích Khê... thế giới. Để hiểu và làm chủ thế giới này, người ta phải biết cách bước vào đúng thời điểm.Để rồi tâm hồn người đọc cảm thấy cần được sẻ chia, muốn thưởng thức cái đẹp hay chỉ đơn giản là muốn hiểu người và đời.
Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn
SĐT: 0945 441181
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri