Picture of the author
Picture of the author
SGK KNTT Ngữ Văn 10»Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành Còn Để Trợ Dâ...»Bài 2: Tác Gia Nguyễn Trãi

Bài 2: Tác Gia Nguyễn Trãi

Nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu tác gia Nguyễn Trãi môn Văn 10 bộ sách KNTT gồm các nội dung cuộc đời, tiểu sử, sự nghiệp sáng tác và phong cách văn học.

Xem thêm

nha-tho-nguyen-trai


I. Chuẩn bị trước khi đọc

Câu 1. Một số tác giả văn học trung đại Việt Nam có đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Gợi ý.

Một số tác giả văn học trung đại Việt Nam là Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương,...

Câu 2  Một vài thông tin về tác giả mà bạn ngưỡng mộ.

Gợi ý:

Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điển, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc thời Lê - Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng làm Tể tướng; anh là Nguyễn Khản đỗ Tiến sĩ, làm đại quan trong phù Chúa, được Trịnh Sâm trọng vọng. Nguyễn Du chỉ đỗ Tam trường, nhưng văn chương lỗi lạc.

Quê hương ông vẫn lưu truyền câu ca:

"Bao giờ Ngàn Hống hết cây,

Sõng Rum hết nước, họ này hết quan".

Nguyễn Du chi làm một chức quan nhỏ dưới thời Lê - Trịnh. Dưới thời Tây Sơn, Nguyễn Du lúc thì dạt về quê vợ ở Quỳnh Hải, Thái Bình; lúc thì lặn lội về xứ Hồng Lĩnh quê nhà. Ông trải qua mười năm gió bụi, có lúc ốm đau không có thuốc, mái lóc sớm bạc. Ông tự xưng là "Hồng Sơn liệp hộ" (người đi săn ở núi Hồng), "Nam Hải điếu đồ" (Người câu cá ở biển Nam Hải):

"Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,

Đò Cài mấy trượng là lòng bây nhiên!".

Năm 1802, Gia Long triệu Nguyễn Du ra làm quan. Chi trong vòng hơn 10 năm, ông đã bước lên đinh cao danh vọng: làm Chánh sứ sang Trung Quổc (1813-1814). giữ chức Hữu Tham tri bộ Lễ. Năm 1820, lần thứ hai, ông lại được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh và qua đời.

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du vô cùng rạng rỡ, để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm. về chữ Hán có 3 tập thơ:

  • Nam trung tạp ngâm.
  • Bắc hành tạp lục.
  • Thanh Hiên thi tập.

Về thơ chữ Nôm có:

  • Truyện Kiều.
  • Văn chiêu hồn.

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, niềm tự hào của nhân dân ta, đất nước ta:

"Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày ".

("Kính gửi Cụ Nguyễn Du" - Tô' Hữu)

II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc văn bản

2. Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu

Câu 1. Chú ý vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Gợi ý.

  • Khoảng năm 1423, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn, theo Lê Lợi và dâng Bình Ngô sách (sách lược đánh dẹp giặc Minh).
  • Ông được Lê Lợi tin dùng và có đóng góp đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
  • Sau khi kháng chiến thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua và giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo.

⇒ Cuộc kháng chiến thắng lợi cũng một phần nhờ công lao của ông. Ông được xem như “quân sư” của cuộc chiến, có vai trò rất quan trọng để dẫn đến thắng lợi cuối cùng.

nha-tho-nguyen-trai-1

Câu 2. Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.

Gợi ý.

  • Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo một cách sáng tạo và chọn lọc.
  • Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn của ông trước hết là tình thương dân, lấy cuộc sống bình yên, no ấm của nhân dân làm mục tiêu cao nhất.
  • Trong các sáng tác của mình, ông luôn khẳng định vai trò và sức mạnh của nhân dân, biết tôn trọng và biết ơn dân.

Câu 3. Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự.

Gợi ý.

Tình yêu thiên nhiên:

  • Tình yêu thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn trong thơ Nguyễn Trãi, đặc biệt là hai tập thơ Ức Trai thi tập và Quốc Âm thi tập.
  • Trong thơ ông thường nhắc đến một số địa danh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ như cửa biển Bạch Đằng, Vân Đồn, Côn Sơn, ...

Nỗi niềm thế sự: Thơ ông nặng trĩu suy tư trước thế sự đen bạc.

  • Nó được thể hiện ở những chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái, sự thất vọng, cay đắng, đau đớn trước thực tại hỗn độn, bất công, ngang trái.
  • Ông đã lựa chọn quan niệm sống, triết lí sống thanh cao, cứng cỏi, kiêu hãnh.

Câu 4. Đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi ở từng thể loại: văn chính luận, thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm.

Gợi ý.

Những đóng góp của Nguyễn Trãi trong từng thể loại:

  • Văn chính luận của Nguyễn Trãi luôn đạt đến trình độ mẫu mực. Những sáng tác của ông gắn liền với tình hình thời sự, sử dụng tư tưởng Nho giáo một cách triệt để, kết hợp những lí lẽ và bằng chứng xác đáng;... Nguyễn Trãi được coi là một cây bút viết thư, thảo hịch giỏi hơn hết mọi thời.
  • Thơ chữ Hán: Hầu hết sáng tác bằng các thể thơ Đường luật, đạt đến độ nhuần nhuyễn, điêu luyện, ngôn ngữ cô đúc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa. Ông đã để lại những áng thơ giá trị cho nền văn học nước nhà.
  • Thơ chữ Nôm: Được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm thời trung đại. Ông đã có ý thức sáng tạo một thể thơ riêng: đưa câu lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn một cách đa dạng. Đồng thời, ông rất chú ý Việt hóa nhiều đề tài, thi liệu văn học Trung Quốc.

Câu 5. Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam.

Gợi ý.

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi giữ vị trí quan trọng, đóng góp nhiều công lao cho việc mở rộng và phát triển việc xây dựng nền văn học Đại Việt sau thời gian nước ta bị quân xâm lược nhà Minh đô hộ.

III. Suy ngẫm và phản hồi

1. Ấn tượng sâu sắc nhất về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi

Gợi ý.

Ấn tượng sâu sắc nhất về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi có thể là:

a. Về cuộc đời

Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ đạt, làm quan dưới triều Hồ, Năm 1423, ông gia nhập Lam Sơn, giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, sau đó làm quan dưới triều Lê.

Năm 1437, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn, đến năm 1440, vua Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, cuối cùng ông bị gian thần vu oan tội giết vua, chịu án “tru di tam tộc”.

b. Về con người

Nguyễn Trãi là một con người nhân nghĩa, yêu nước thương dân.

Ông còn là một con người yêu thiên nhiên, tinh tế và lãng mạn khi thể hiện những vẻ đẹp hết sức bình dị, gần gũi nhưng không kém phần tráng lệ của thiên nhiên.

2. Giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi

Gợi ý.

Nguyễn Trãi đã tiếp thu chọn lọc, sáng tạo tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo.

Biểu hiện:

  • Nhân nghĩa trước hết là thương dân, lấy cuộc sống bình yên của nhân dân làm mục tiêu cao nhất.
  • Khẳng định vai trò, sức mạnh cùng tư tưởng tôn trọng dân, biết ơn dân.
  • Lí tưởng yêu nước gắn liền với tư tưởng “trung quân, ái quốc”, luôn ước mơ về một triều đại vua sáng, tôi hiền. Nội dung cốt lõi trong tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước của Nguyễn Trãi luôn gắn với yêu dân và khát vọng xây dựng đất nước độc lập, thái bình, hưng thịnh.

3. Tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên

Gợi ý.

Tình yêu thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn trong thơ văn Nguyễn Trãi (đặc biệt là thơ)

Biểu hiện: Được thể hiện đa dạng trong “Ưc Trai thi tập” và “Quốc âm thi tập

  • Khung cảnh tráng lệ của cửa biển Bạch Đằng, Vân Đồn, Thần Phù, … hoặc vẻ đẹp nguyên sơ, hùng vĩ của Côn Sơn, Yên Tử,…
  • Cảnh vật bình dị, gần gũi, dân dã của chốn quê

⇒ Tâm hồn Nguyễn Trãi rộng mở, tinh tế, lãng mạn, nâng niu từng khoảnh khắc giao hòa cùng thiên nhiên

4. Con người Nguyễn Trãi qua những vần thơ về nỗi niềm thế sự

Gợi ý.

Suốt đời mang mối “ưu dân, ái quốc” nên Nguyễn Trãi luôn trĩu nặng suy tư trước thế sự đen bạc.

Sáng tác thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện rõ nỗi lòng ưu tư về thế sự. Ông đã có những chiêm nghiệm về buồn nhân tình thế thái; ông cay đắng, thất vọng, đau đớn trước thực tại đầy bất công, ngang trái

Nguyễn Trãi đối diện với thực tại ấy bằng tâm thế cứng cỏi, vững vàng, bằng cốt cách thanh cao, trong sạch tựa cây tùng cây bác, hoa cúc, hoa lan. Trước thế sự đen bạc, Nguyễn Trãi lựa chọn quan niệm sống thanh cao, cứng cỏi, kiêu hãnh => Đánh giá chung: Thơ văn Nguyễn Trãi phong phú, đa dạng về đề tài và cảm hứng; giàu giá trị tư tưởng và đậm tính trữ tình.

Con người Nguyễn Trãi qua những vần thơ thế sự:

  • Ông là một con người “một đời ôm mối ưu dân, ái quốc”, “trĩu nặng suy tư trước thế sự”.
  • Khi viết về con người, về nhân tình thế thái, ngòi bút của nhà thơ chứa đựng sự ưu tư, nỗi buồn sâu sắc, thất vọng trước thực tại.

⇒ Nguyễn Trãi là một con người nhạy cảm, yêu nước thương dân.

5. Sức mạnh ở văn chính luận của Nguyễn Trãi

Gợi ý.

Văn chính luận của Nguyễn Trãi từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ lớn đến nền văn học nước nhà với sức thuyết phục cao, mang ý nghĩa thời đại lớn.

  • Đặc biệt là qua những lá thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh, luôn đạt đến trình độ mẫu mực.
  • Văn chính luận của ông có giá trị mẫu mực, là cột mốc đánh dấu sự phát triển của văn chính luận ở nước ta.

Những yếu tố làm nên sức mạnh đó:

  • Nhờ sự vận dụng triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lý khách quan của đời sống để xây dựng nên những luận điểm vững chắc.
  • Nguyễn Trãi còn bám sát từng đối tượng và tình hình chiến sự, kết hợp lí lẽ sắc bén với dẫn chứng phong phú, bố cục chặt chẽ, ngôn từ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.

6. Đặc điểm nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi

Gợi ý.

Thơ văn Nguyễn Trãi kết tinh nhiều thành tựu nghệ thuật đặc sắc; góp phần quan trọng vào sự phát triển, hoàn thiện một số thể loại văn học trung đại Việt Nam: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.

Văn chính luận Nguyễn Trãi đạt đến trình độ mẫu mực. Ông vận dụng triệt để, sắc sảo các mệnh đề  tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lý khách quan của đời sống để tạo dựng nhiều nền tảng chính nghĩa vững chắc cho những luận điểm lớn được nêu lên. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi còn nhờ khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự,chiến sự; kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng; lập luận và bố cục chặt chẽ; ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.

Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hầu hết được sáng tác vằng các thể thơ Đường luật đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện; ngôn ngữ cô đúc; nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa. Nghệ thuật trữ tình vẫn mang nét trang nhã, hàm súc “ý tại ngôn ngoại” của thơ cổ phương Đông nhưng không theo hướng cầu kì, khuôn thước. Ý tình trong nhiều bài thơ vừa in được dấu ấn cá nhân vừa có giá trị tư tưởng sâu sắc. Hình tượng thiên nhiên trong thơ ông khi thì phóng khoáng, hùng vĩ, diễm lệ, khi thì thanh sơ, thơ mộng.

Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm thời trung đại. Trong Quốc âm thi tập, ông đã có ý thức sáng tạo một thể thơ riêng khi đưa câu thơ lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn ở các vị trí đa dạng, linh hoạt; chú ý Việt Hóa nhiều đề tài, thi liệu mượn từ văn học Trung Quốc; ngôn ngữ Nguyễn Trãi giản dị, đậm đà tính dân tộc; sử dụng nhiều từ láy, thành ngữ, tục ngữ và lời ăn tiếng nói của dân chúng.

7. Một số tác phẩm văn học, nghệ thuật mà bạn biết nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi

Gợi ý.

Những tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi:

Văn tự

Tác phẩm chính

Nội dung

Lĩnh vưc/ Thể loại

 

 

 

 

 

 

Chữ Hán

Quân trung từ mệnh tập

_ Thư từ ,biểu ,quân lệnh gửi cho các tướng của ta và các bức thư gửi cho quân Minh nhằm “ đánh vào lòng người “

Quân sự, ngoại giao/ Văn chính luận

Bình Ngô đại cáo

Tuyên bố nền hòa bình của đất nước sau khi chiến thắng quân Minh

Chính trị/ Thể Cáo ,văn biền ngẫu

Ức Trai thi tập

Thể hiện cảm xúc trữ tình cá nhân

Thơ ca/ Thơ trữ tình, đa số là thơ Đường luật

Chí Linh sơn phú

Nêu công đức của Lê Lợi ,vai trò nhà Lê

Lịch sử/ Phú

Lam Sơn thực lục

Ghi chép quá trình khởi nghĩa Lam Sơn

Lịch sử/ Ký

Băng Hồ di sự lục (Chuyện cũ về cụ Băng Hồ )

Khắc  họa chân dung cụ Trần Nguyên Đán (Cụ Băng Hồ ,ông ngoại Nguyễn  Trãi )

Lịch sử/ Ký

Dư địa chí

Ghi chép về địa lí

Địa lí

Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi ( Bia thần đạo Vĩnh Lăng ở Lam Sơn

Là bài văn bia ghi chép gia thế ,sự nghiệp của Lê Thái Tổ sau ngày nhà vua mất

Lịch sử/ Bi ( văn bia )

 

Chữ Nôm

Quốc âm thi tập

Ghi lại những cảm xúc cá nhân

Thơ ca trữ tình/  Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn

IV. Đọc liên kết với viết

Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.

Gợi ý.

Bài thơ : Cây chuối

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,

Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.

Tình thư một bức phong còn kín,

Gió nơi đâu, gượng mở xem

(Ba tiêu – Cây chuối của Nguyễn Trãi)

Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, tác gia lớn của văn học Việt Nam. Ông có nhiều bài thơ ông đã thể hiện rõ lí tưởng cao đẹp, trong đó có bài thơ “Tùng”.  Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thuộc tập “Quốc âm thi tập”, được viết bằng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Qua bài “Tùng”, tác giả đã ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử, đồng thời kín đáo gửi gắm những nỗi niềm tâm sự của riêng mình. Trước hết, Nguyễn Trãi đã làm nổi bật đặc điểm và công dụng của cây tùng. Mùa thu đến, “cây nào” cũng “lạ lùng”, chỉ “một mình” cây tùng vẫn ung dung, vững chãi, chẳng hề đổi thay. Điều ấy gợi lên phẩm chất tốt đẹp của người quân tử có bản lĩnh kiên cường, vượt lên khó khăn thử thách, quyết không a dua theo thói đời. Hơn nữa, cây tùng còn có “hổ phách, phục linh” quý báu được tích tụ qua hàng trăm năm. Đáng quý thay, cây tùng không chỉ có thân gỗ vững chắc làm rường cột mà còn có “hổ phách, phục linh” ấy dùng để “trợ dân cày”. Cây tùng không chỉ là ẩn dụ cho người quân tử mà còn là hình bóng của chính Nguyễn Trãi – một con người vượt qua biết bao thăng trầm, nghiệt ngã của cuộc đời, vẫn luôn mang tài đức phục vụ cho sự yên ổn, hạnh phúc của nhân dân.. Qua hình tượng cây tùng, tác giả không chỉ khẳng định bản lĩnh và vai trò to lớn của kẻ sĩ quân tử đối với đất nước và nhân dân mà còn kín đáo bày tỏ tâm tư của chính mình. Với nghệ thuật ẩn dụ và hình tượng thơ giàu sức gợi, bài thơ “Tùng” cũng như tên tuổi Nguyễn Trãi sẽ mãi còn tỏa bóng mát trong tâm tưởng biết bao người.


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 1: Tri Thức Ngữ Văn Trang 4
Bài 3: Bình Ngô Đại Cáo