Picture of the author
Picture of the author
SGK KNTT Ngữ Văn 6»Bài 1: Tôi Và Các Bạn»Bài 6: Bắt Nạt

Bài 6: Bắt Nạt

Lý thuyết bài Bắt nạt môn Văn 6 bộ sách KNTT bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

bat-nat-van6

I. Trước khi đọc

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

bat-nat-van6-1

Tên: Nguyễn Hoàng Thế Linh;

Năm sinh: 1982;

Quê quán: Hà Nội;

Viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi vui.

b. Tác phẩm

Trích từ tập thơ Ra vườn nhặt nắng;

Năm sáng tác: 2017.

II. Khám phá văn bản

1. Thể loại

Thơ 5 chữ.

2. Tóm tắt nội dung chính của bài thơ

Bắt nạt là bài thơ dí dỏm, hài hước và hồn nhiên nhưng thể hiện thái độ thẳng thắn, phê phán mạnh mẽ hành vi bắt nạt bạn bè của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh. Ông bày tỏ thái độ của mình, qua đó nhằm nhắc nhở chúng ta nên biết yêu thương, có thái độ hòa nhã, đối xử tốt với bạn bè. Đồng thời, chúng ta cần lên án hiện tượng bắt nạt, ngăn cản trước khi hiện tượng này gây ra tổn thương, nỗi ám ảnh và hậu quả nặng nề.

3. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Khổ 1: Nêu vấn đề: Bắt nạt là xấu lắm.
  • Khổ 2, 3, 4: Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt.
  • Khổ 5, 6: Phân loại đối tượng bắt nạt.
  • Khổ 7, 8: Lời khuyên răn, liên hệ bản thân. 

4. Khám phá nội dung bài thơ

a. Thái độ đối với các bạn bắt nạt: 

Phê bình rất thẳng thắn, phủ định một cách dứt khoát, mạnh mẽ chuyện bắt nạt

Bắt nạt là xấu lắm; 
Bất cứ ai trên đời
Đều không cần bắt nạt; 
Vẫn không thích bắt nạt 
Vì bắt nạt rất hôi!...

Nhưng vẫn cởi mở, thân thiện, trò chuyện, tâm tình với các bạn bắt nạt: Đừng bắt nạt, bạn ơi;

Những câu hỏi dí dỏm, hài hước: Sao không trêu mù tạt?; Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hóp cho hay? …

b. Thái độ đối với các bạn bị bắt nạt: 

  • Gần gũi, tôn trọng, yêu mến

Những bạn nào nhút nhát
Thì là giống thỏ non 
Trông đáng yêu đấy chứ

  • Sẵn sàng bênh vực

Bạn nào bắt nạt bạn 
Cứ đưa bài thơ này
 Bảo nếu thích bắt nạt
Thì đến gặp tớ ngay.

c. Thái độ của tác giả

  • Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện: 8 lần. 
  • Tác dụng: Đây là biện pháp tu từ điệp ngữ => nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt,… 

d. Nghệ thuật tiêu biểu

Giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện. 

Những biểu hiện của tiếng cười: cách nói hài hước, hình ảnh ngộ nghĩnh:

Sao không ăn mù tạt
Đối diện tử thách đi? , 
Sao không trêu mù tạt? , 
Tại sao không học hát 
Nhảy híp-hốp cho hay? 
Vì bắt nạt dễ lây, 
Vì bắt nạt rất hôi!...

⇒ Tác dụng: Mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung. 

e. Bài học

  • Tình huống bị bắt nạt: Em im lặng chịu đựng; chống lại kẻ bắt nạt hay chia sẻ và tìm trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, gia đình? 
  • Tình huống chứng kiến chuyện bắt nạt: Em thờ ơ, không quan tâm vì đó là chuyện không liên quan đến mình, có thể gây nguy hiểm cho mình, hoặc “vào hùa” để cổ vũ hay can ngăn kẻ bắt nạt và bênh vực nạn nhân bị bắt nạt? 
  • Tình huống mình là kẻ bắt nạt: Em coi đó là chuyện bình thường, thậm chí là một cách khẳng định bản thân hay nhận ra đó là hành vi xấu cần từ bỏ, cảm thấy ân hận và xin lỗi người bị mình bắt nạt?

Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 5: Thực Hành Tiếng Việt Trang 26
Bài 7: Viết Bài Văn Kể Lại Một Trải Nghiệm Của Em Trang 28