Picture of the author
Picture of the author
SGK KNTT Ngữ Văn 6»Bài 2: Gõ Cửa Trái Tim»Bài 6: Bức Tranh Của Em Gái Tôi

Bài 6: Bức Tranh Của Em Gái Tôi

Lý thuyết bài Chuyện cổ tích về loài người môn Văn 6 bộ sách KNTT bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

bac-tranh-cua-em-gai-toi-van6

I. Trước khi đọc

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

  • Tên: Tạ Duy Anh;
  • Năm sinh: 9/9/1959;
  • Quê quán: Hà Tây (nay là Hà Nội);
  • Là cây bút trẻ nổi lên trong thời kỳ đổi mới văn học những năm 1980.

b. Tác phẩm

Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đạt giải nhì trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong 1998.

II.Trải nghiệm cùng văn bản

1. Bố cục

3 phần

  • Đoạn 1: Từ đầu… vui lắm: giới thiệu về em gái Kiều Phương – Mèo;
  • Đoạn 2: Tiếp theo… để nó phát huy tài năng: Tài năng của Mèo được mọi người phát hiện;
  • Đoạn 3: Tiếp theo… hết: Diễn biến tâm trạng của nhân vật tối sau khi cả nhà phát hiện và quan tâm đến tài năng của Mèo.

2. Tóm tắt

Truyện kể về hai anh em Kiều Phương qua lời kể của người anh. Mèo (Kiều Phương) là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Sau một thời gian theo dõi, nhất là khi nghe chú Tiến Lê khen tranh của em gái, người anh rơi vào trạng thái mặc cảm, khiến người anh thường gắt gỏng với em dù cô bé chẳng có tội tình gì. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đạt giải của Kiều Phương lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em mình.

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Ngôi kể và người kể truyện

Trong truyện, người kể chuyện là nhân vật người anh trai. 

Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” 

→ Tác dụng: Sử dụng ngôi kể này có thể khai thác được chiều sâu tâm lí bởi nhân vật tham gia vào chính tiến trình của truyện kể. 

2. Hình ảnh Kiều Phương

Kiều Phương  là cô gái nhở với đặc điểm nổi bật là: một cô bé dễ thương, trong sáng, chăm chỉ, nhân hậu và đặc biệt là có năng khiếu hội họa

Em luôn ca hát, vui vẻ làm mọi việc nhà và mày mò tự chế màu vẽ bằng những nguyên liệu có sẵn trong bếp

=> Hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu

3. Nhân vật người anh

Qua lời tự thuật của người anh có thể thấy người anh có phần tự ti về bản thân và đố kị với cô em gái có năng khiếu hội họa. 

→ Đây là một trạng thái, cảm xúc tiêu cực mà bất kì ai cũng có thể trải qua. Nhưng mỗi chúng ta cần hiểu để vượt qua, thay đổi theo hướng tích cực. 

4. Tâm trạng của người anh khi xem bức tranh do em gái vẽ

Dòng cảm xúc của nhân vật người anh được đẩy lên đến cao trào khi cậu lặng người đi (nhìn như thôi miên vào bức tranh) và muốn khóc. 

Điểm cuối của dòng cảm xúc dâng trào đó chính là sự thay đổi: sự đố kị, hẹp hòi đã nhường chỗ cho tình yêu thương. Bức tranh chính là lời nhắn gửi thương yêu từ trái tim của em gái dành cho người anh trai của mình. 

Những từ diễn tả cảm xúc của người anh: Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.

=> cấp độ cảm xúc khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nhằm bộc lộ sự bối rối trong tâm lí nhân vật “tôi” khi nhận ra tình cảm yêu thương mà em gái dành cho mình. 

5. Bài học từ các truyện đã học

Cả 3 văn bản này đều thuộc chùm chủ đề về tình cảm gia đình. 

→ Trong gia đình, mọi người phải biết yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ, hy sinh cho nhau thì gia đình mới hạnh phúc.
Chính tình yêu thương sẽ gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau. Sự gắn kết tình cảm đó phải được xây dựng trên cơ sở trao đi và nhận lại từ hai phía trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. 


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 5: Thực Hành Tiếng Việt Trang 47
Bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả