Picture of the author
Picture of the author
SGK KNTT Ngữ Văn 6»Bài 3: Yêu Thương Và Chia Sẻ»Bài 2: Cô Bé Bán Diêm

Bài 2: Cô Bé Bán Diêm

Lý thuyết bài Cô bé bán diêm môn Văn 6 bộ sách KNTT bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Trước khi đọc

1. Giới thiệu vài nét về lượm

Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi nhưng dũng cảm, kiên cường và rất yêu đời. Chú đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong những lần đi thực hiện nhiệm vụ. Tuy dũng cảm cảm, là thế, kiên cường là thế nhưng một tai họa đã ập đến trong một lần chú đi liên lạc trên con đường vắng vẻ và đã hy sinh một cách anh dũng. Mặc dù, Lượm đã đi xa nhưng hình ảnh và tấm lòng anh dũng, kiên cường của cậu sẽ mãi mãi không bao giờ phai trong tâm hồn người Việt.

2. Một vài ấn tượng

Bài thơ “Lượm” của Tố Hữu đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc và ấn tượng. Những câu thơ mở đầu gợi ra hình ảnh một cậu bé liên lạc còn nhỏ tuổi nhưng rất nhanh nhẹn và đáng yêu. Dáng người bé “loắt choắt”, với hành trang là một cái xắc “xinh xinh”. Đôi chân “thoăn thoắt” chạy trên đường và cái đầu lúc nào cũng “nghênh nghênh”. Tính cách của Lượm hồn nhiên, ngây thơ như bao đứa trẻ khác với hành động “huýt sáo vang” tạo nên khúc nhạc nhí nhảnh.

Hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo”, quên mình vì nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm nghèo” khiến tôi cảm thấy thật ngưỡng mộ, tự hào. Những câu thơ cuối nhắc đến sự hy sinh của cậu bé Lượm. Hình ảnh “một dòng máu tươi” như đánh thẳng vào trái tim người đọc, khiến dòng nước mắt chỉ trực trào ra, thương tiếc cho người chiến sĩ nhỏ tuổi anh hùng. Bài thơ Lượm đã để lại cho bạn đọc yêu thơ Tố Hữu một ấn tượng sâu sắc.

3. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

Tên đầy đủ: Han Cri-xti-an An-đéc-xen

Năm sinh – năm mất: 1805 – 1875;

Quê quán: Đan Mạch;

Là nhà văn chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Bằng trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn, ông đã sáng tạo nên một thế giới huyền ảo mà rất gần gũi với con người, cuộc sống đời thường.

b. Tác phẩm

Các tác phẩm nổi tiếng: Bầy chim thiên nga, Nàng công chúa và hạt đậu, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế.

Cô bé bán diêm là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất của Andersen.

II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Người kể chuyện

Ngôi thứ ba.

2. Phương thức biểu đạt

Tự sự

3. Bố cục

3 phần

  • Đoạn 1: Từ đầu... đôi bàn tay em đã cứng đờ ra: hoàn cảnh của em bé bán diêm;
  • Đoạn 2: Tiếp theo... họ đã về chầu Thượng đế: Những lần quẹt diêm và mộng tưởng của em bé;
  • Đoạn 3: Còn lại: Mọi người phát hiện ra cái chết của em bé.

4. Theo dõi đọc

Theo dõi (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

  • Giày vải rộng mẹ để lại bị làm mất: một bị xe nghiến, một bị thắng bé lượm được.
  • Chiếc tạp dề cũ kĩ;

Dự đoán (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

  • Cô bé sẽ ngất lịm trong cái rét và thờ ơ của mọi người.

Theo dõi (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

  • Gia sản tiêu tán, chui rúc trong một xó tối tăm.

Theo dõi (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

  • Đây là những hình ảnh trong mơ:
    • Lần 1: Lò sưởi bằng sắt.
    • Lần 2: Bàn ăn.
    • Lần 3: Cây thông Nô-en.
    • Lần 4: Bà đang mỉm cười.
    • Lần 5: Hai bà cháu vụt bay lên cao.

Theo dõi (trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

  • Trình tự hợp lý: Lò sưởi bằng sắt → Bàn ăn → Cây thông Nô-en → Bà đang mỉm cưởi.

Đối chiếu (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

  • Câu chuyện xảy ra như đúng dự đoán của em.

Theo dõi (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

  • Em bé không được quây quần bên gia đình đón giao thừa.
  • Em bé không được sắm quần áo mới.

III. Suy ngẫm và phản hồi

1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm trước khi chết

  • Cô phải đi bán diêm trong một đêm giao thừa gió rét dữ dội;
  • Cô không bán được một bai diêm nào
  • Cô bé không dám về nhà vì sợ cha đánh khi chưa bán được que diêm nào.

2. Hình ảnh đáng thương của cô bé bán diêm

Ngoại hình của cô bé bán diêm: đầu trần, chân đất, tạp dề cũ kĩ.

  • Đầu trần, bông tuyết bám đầy trên tóc xõa thành từng búp trên lưng
  • Đi chân đất, đỏ ửng lên rồi tím bầm lại;
  • Dò dẫm trong đêm, bụng đói rét.

→ Đó là một cuộc sống nghèo khổ, đói rét, thiếu tình thương.

3. Mộng tưởng của cô bé bán diêm trong những lần quẹt diêm

Quẹt 5 lần:

  • 4 lần đầu: mỗi lần 1 que;
  • Lần cuối: cả bao.

Lần 1: Ngồi trước lò sưởi lửa cháy vui mắt toả hơi nóng dịu dàng

→ Vì em đang rét, muốn được sưởi ấm;

Lần 2: Bàn ăn, đồ quý giá, ngỗng quay…

→ Vì em đang đói, muốn ăn (gần 12 giờ đêm rồi);

Lần 3: Cây thông Noel, ngọn nến sáng rực, lấp lánh…

→ Em bé muốn được đón niềm vui, hi vọng vào năm mới;

Lần 4: Thấy bà nội hiện về đang mỉm cười với em

→ Vì vậy lời cầu xin của em vang lên thống thiết sâu sâu;

Lần 5: Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao

→ Mộng tưởng đẹp thể hiện khát khao cháy bỏng của cô bé về 1 cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc.

⇒ Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lý sau mỗi lần quẹt diêm:

Khi diêm tắt, em bé trở về với thực tế phũ phàng

Tương phản, đối lập, mộng tưởng đan xen thực tế...

⇒ Ý nghĩa: Thực tế cuộc sống chỉ là buồn đau, đói rét với người nghèo

4. Tình cảm của nhà văn dành cho cô bé bán diêm

Nỗi xót xa, thương cảm và yêu thương, trân trọng dành cho cô bé. Nó được thể hiện qua cách miêu tả ngoại hình khổ sở, hoàn cảnh đáng thương của cô bé,…

5. Thái độ của những người xung quanh

Người đi đường thờ ơ, vô cảm hoặc họ đang muốn nhanh chóng trở về gia đình của mình, không ai quan tâm đến một em bé đang đói rét bên góc đường.

⇒ Người đời lãnh đạm, thiếu tình thương

⇒ Cái chết vô tội, thương tâm.

6. Cảnh tương phản trong đêm giao thừa

Cảnh đoàn tụ của các gia đình đêm giao thừa với tình cảnh đói rét, đơn độc ngoài đường phố của cô bé bán diêm

=> Nhấn mạnh tình cảnh đáng thương, tội nghiệp.

Sự tương phản quá khứ hiện tại

=> Cuộc sống bất hạnh của cô bé.

Sự tương phản ảo ảnh với thực tại nghiệt ngã

=> Xót xa, thương cảm dành cho em bé chịu cảnh đói rét.

7. Kết thúc truyện

Truyện không giống những câu chuyện cổ tích khác vì để cô bé bán diêm chết ngoài đường. (không có hậu)

=>Thế nhưng cách giải thoát cho cô bé khỏi thế giới đau khổ để cô ra đi như một thiên thần với bà lên cao (có hậu)

IV. Viết kết nối với đọc

Kính chào nhà văn An-đéc-xen, em rất thích câu chuyện của ông.  Vì chính ông đã viết lên câu chuyện về một hoàn cảnh của cô bé bán diêm thật tội nghiệp. Tuổi bé nhưng lại là lao động chính trong gia đình. Cháu cũng như ông thật đau xót khi chứng kiến cảnh cô bé đói lả,lạnh cóng, ngất lịm giữa đêm đông giá rét trong đêm giao thừa. Tuy xã hội ngày nay đã phát triển, nhưng trong xã hội ngày nay vẫn còn nhiều những em bé  như thế. Cháu hi vọng sẽ có một cách nào đó để giúp đỡ những hoàn cảnh như vậy trong cuộc sống hiện tại của chúng cháu để tất cả mọi người đều hạnh phúc. Đó cũng là thông điệp mà ông muốn gửi gắm đến thế hệ chúng cháu phải không ông?

V. Luyện tập

Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Andersen là nhà văn nước nào?

  1. Đan Mạch
  2. Thụy Sĩ
  3. Pháp
  4. Thụy Điển

Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?

  1. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu
  2. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu
  3. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kỳ
  4. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có tính bi kịch

Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của truyện Cô bé bán diêm?

  1. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa
  2. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là sự thờ ơ, lãnh đạm trước hoàn cảnh khó khăn của con người
  3. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn với những em bé nghèo khổ và những người có hoàn cảnh khó khăn
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 4: Các chi tiết : “chui rúc trong một xó tối tăm”, “luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”, “em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm… nhất định là cha em sẽ đánh em”, “bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu” cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm ?

  1. Cô có một hoàn cảnh nghèo khó
  2. Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập
  3. Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 5: Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?

  1. Khi bà nội em hiện ra
  2. Khi trời sắp sáng
  3. Khi em nghĩ đến những việc sẽ bị cha mắng
  4. Khi các que diêm tắt

Câu 6: Khi đánh que diêm thứ tư, em bé “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà to lớn và đẹp lão, bà cầm lấy tay em, hai bà cháu về chầu Thượng đế.

Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?

  1. Khao khát tình thương của bà trao cho
  2. Muốn được trường sinh bất tử
  3. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa”
  4. Cả a. và c. đều đúng

Câu 7: Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì?

“Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!” , nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu mà em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”.

  1. Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết
  2. Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm
  3. Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm
  4. Mọi người không hiểu điều kỳ diệu mà cô bé bán diêm khao khát

Câu 8: Từ “lãnh đạm” được sử dụng trong văn bản có nghĩa là gì?

  1. Tỏ ra căm ghét và khinh thường
  2. Không có tình cảm yêu mến, quý trọng
  3. Không có cảm giác hứng thú khi nhìn thấy
  4. Không biểu hiện tình cảm, tỏ ra không quan tâm đến

Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 1: Tri Thức Ngữ Văn Trang 60
Bài 3: Thực Hành Tiếng Việt Trang 66