Picture of the author
Picture of the author
SGK KNTT Ngữ Văn 6»Bài 5: Những Nẻo Đường Xứ Sở»Bài 2: Cô Tô

Bài 2: Cô Tô

Lý thuyết bài Cô Tô môn Văn 6 bộ sách KNTT bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Trước khi đọc

1. Những nơi em đã từng được đến tham quan: Cô Tô, Động Phong Nha,…

2. Quần đảo Cô Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh, gồm hơn 50 đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long (thuộc Vịnh Bắc Bộ),…

co-to-van6

co-to-van6-1

co-to-van6-2

3. Tác giả

Họ tên: Nguyễn Tuân;

Năm sinh – năm mất: 1910 – 1987;

Quê quán: Hà Nội;

Ông là nhà văn có phong cách độc đáo, lối viết tài hoa, cách dùng từ ngữ đặc sắc. Thể loại sở trường của ông là kí, truyện ngắn. Kí của Nguyễn Tuân cho thấy tác giả có vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực đời sống. Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân: Vang bóng một thời (tập truyện ngắn), Sông Đà (tùy bút),…

4. Tác phẩm

Cô Tô được viết nhân một chuyến ra thăm đảo của nhà văn. Bài kí được in trong tập , xuất bản lần đầu năm 1976.

II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc – kể tóm tắt

2.Thể loại

Kí;

3.Phương thức biểu đạt

Tự sự kết hợp miêu tả;

4. Bố cục

4 phần

  • Từ đầu… quỷ khốc thần linh: Cơn bão biển Cô Tô;
  • Ngày thứ Năm trên đảo Cô Tôlớn lên theo mùa sóng ở đây: Cảnh Cô Tô một ngày sau bão (điểm nhìn: trên nóc đồn biên phòng Cô Tô);
  • Mặt trờinhịp cánh: Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô (điểm nhìn: nơi đầu mũi đảo);
  • Còn lại: Buổi sớm trên đảo Thanh Luân (điểm nhìn: cái giếng nước ngọt ở rìa đảo).

III. Suy ngẫm và phản hồi

1. Những thời điểm quan sát và vị trí quan sát của người viết khi miêu tả Cô Tô

a.Vị trí quan sát: 

Cảnh và người Cô Tô được nhìn từ trên cao (nóc đồn khố xanh), từ đầu mũi đảo (bờ đá đầu sư). 

Được quan sát từ các vị trí khác nhau, Cô Tô khi thì hiện lên toàn cảnh, bốn phương tám hướng, toát lên vẻ đẹp bao la, kì vĩ; khi thì cận cảnh từng hoạt động cụ thể của con người (quanh giếng nước ngọt), toát lên vẻ đẹp đời thường sôi động mà bình dị. 

b.Dòng thời gian vận động thể hiện trình tự các thời điểm quan sát của người viết: 

bão lúc chiều, lúc đêm; 

trước bão, trong bão, sau bão; 

ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu; 

lúc mặt trời chưa mọc, mặt trời mọc, mặt trời cao bằng con sào, …. 

⇒ Thời điểm quan sát cho thấy cách kể theo trình tự thời gian của kí. 

2. Con người và địa điểm trong bài kí 

Địa điểm: đảo Cô Tô, đồn Cô Tô, đảo Thanh Luân, cái giếng nước ngọt ở đảo Thanh Luân,…

Người: anh em bộ binh và hải quân, người dân đến gánh nước ngọt, anh hùng Châu Hòa Mãn cùng 4 bạn xã viên, chị Châu Hòa Mãn,… 

3. Sự dữ dội của trận bão

Các danh từ: Cánh cung, hỏa lực, trống trận;

Cụm tính từ + động từ mạnh: buốt, rát, liên thanh quạt lia lịa, trời đất trắng mù mù, thúc, âm âm rền rền, vỡ tung, rít lên, rú lên, ghê rợn;

Lượng từ: ba ngàn thước, trăm thước à không gian rộng, bao la à cho thấy sức gió mạnh, đẩy con người ra đi rất xa;

Các từ, cụm từ Hán Việt: hỏa lực, thủy tộc, quỷ khốc thần linh;

Biện pháp so sánh:

  • mỗi viên cát như viên đạn mũi kim à bắn vào má;
  • gió như người bắn: chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn;
  • sóng như vua thủy;
  • gió rú rít như quỷ khốc thần linh

⇒ so sánh làm nổi bật sự kì quái, rùng rợn của những trận gió.

Thủ pháp tăng tiến:

Gác đảo nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết. Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung. Tiếng gió càng ghê rợn […] như cái kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khốc thần linh:

  • Từ vây => dồn =>  bung hết, ép =>  vỡ tung

⇒ Thủ pháp tăng tiến miêu tả sức mạnh và hành động của cơn gió, làm cho hình ảnh sống động như thật;

  • “càng”: cấp độ được tăng thêm =>  Từ miêu tả những cửa kính bị vỡ =>  miêu tả tiếng gió “ghê rợn” =>  so sánh với hình ảnh kì quái, sử dụng từ Hán Việt: “quỷ khốc thần linh”.

⇒ Sử dụng các từ ngữ gây ấn tượng mạnh, tập hợp các từ ngữ trong trường nghĩa chiến trận =>  diễn tả sự đe dọa và sức mạnh hủy diệt của cơn bão

⇒ Cái nhìn độc đáo của tác giả về trận bão biển. Miêu tả cơn bão như trận chiến dữ dội, để cho thấy sự đe dọa và sức mạnh hủy diệt của cơn bão.

⇒ Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

4. Cảnh Cô Tô sau cơn bão yên ả, tinh khôi

Cụm tính từ, động từ:

  • Bầu trời – trong trẻo, sáng sủa, trong sáng >< cảnh bão trời – trắng mù mù
  • Núi đảo, nước biển – Xanh mượt, lam biếc đặm đà
  • Cát – vàng giòn
  • Cá – trong bão: biệt tăm biệt tích, bão tan: lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi =>  tài nguyên phong phú

⇒ Khác với cách miêu tả trận bão biển, biển sau bão không còn được miêu tả bằng những từ ngữ tạo cảm giác mạnh, kịch tính mà được miêu tả bằng các hình ảnh giàu màu sắc, gợi không khí yên ả và vẻ đẹp tinh khôi của Cô Tô.

Cảm xúc của tác giả: cách dùng từ gần gũi với dân chài: động bão, mẻ cá giã đôi, mùa sóng;

⇒ Kể bằng hình ảnh trong kí có tác động lớn đến cảm nhận của người đọc.

5. Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô

Hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ:

  • Khi mặt trời chưa nhú lên: chân trời trong, sạch như tấm kính à độ trong, sạch và sáng
  • Khi mặt trời bắt đầu nhú lên:
  • mặt trời như lòng đỏ trứng thiên nhiên đầy đặn, hồng hào thăm thẳm à kết hợp từ mới lạ: hồng hào: chỉ màu sắc, thăm thẳm: chỉ độ sâu;
  • bầu trời: mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh à hình ảnh nên thơ, tưởng tượng phong phú, lối viết độc lạ, tài hoa;

⇒ Hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ ==>  Tài quan sát, tưởng tượng

→ Bức tranh cực kỳ rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển;

Dậy từ canh tư, ra tận mũi đảo ngồi rình mặt trời lên =>  Cách đón nhận công phu và trang trọng

→ Thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên.

6. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô

Cái giếng nước ngọt giữa đảo;

Rất đông người: tắm, múc, gánh nước, bao nhiêu là thùng gỗ, cong, ang, gốm, các thuyền chờ mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để ra khơi đánh cá;

Nước ngọt chỉ để uống, vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt à Nước ngọt rất quý

→  Nguồn nước ngọt sinh hoạt chính của người dân Cô Tô;

→ Chi tiết không thể thiếu khi miêu tả Cô Tô

Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con: hình ảnh so sánh nhiều tầng bậc với các cặp so sánh:

  • Biển cả – người mẹ hiền
  • Biển cho tôm cá – mẹ mớm thức ăn cho con
  • Người dân trên đảo – lũ con lành của biển

→ Kết thúc bằng tình yêu của tác giả với biển đảo quê hương và sự tôn vinh những người lao động trên đảo

7. Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn

 “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”. 

→ Đẹp đẽ, gần gũi, ấm áp, yên bình

8. Hình ảnh so sánh nhiều tầng bậc ở cuối truyện

biển cả - người mẹ hiền; 

biển cho tôm cá – mẹ mớm thức ăn cho con; 

người dân trên đảo – lũ con lành của biển. 

⇒ Cách kết thúc này cho thấy tình yêu của tác giả với biển đảo quê hương và sự tôn vinh những người lao động trên đảo. Nó tạo cho người đọc ấn tượng khó quên về khung cảnh, tiềm năng của biển Cô Tô cũng như cuộc sống lao động của những con người mới đang từng ngày từng giờ cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. 

IV. Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của các hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết) 

Đoạn văn tham khảo:

Trong văn bản “Cô Tô”, tác giả Nguyễn Tuân đã sử dụng rất thành công nhiều hình ảnh so sánh để khắc họa mặt trời lúc bình binh. Mặt trời được so sánh như “quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Đó là một hình ảnh so sánh hết sức tinh tế làm ta cảm thấy thiên nhiên vừa gần gũi, phúc hậu, vừa thiêng liêng. Một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, rực rỡ và tráng lệ. một không gian rộng lớn, bao la, trong trẻo và tinh khôi mở ra trước mắt người đọc. Nhờ biện pháp tu từ so sánh mà thiên nhiên trở nên gần gũi với con người hơn.


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 1: Tri Thức Ngữ Văn Trang 109
Bài 3: Thực Hành Tiếng Việt Trang 113