Picture of the author
Picture of the author
SGK KNTT Ngữ Văn 6»Bài 10: Cuốn Sách Tôi Yêu»Bài 9: Giới Thiệu Sản Phẩm Minh Họa Sách...

Bài 9: Giới Thiệu Sản Phẩm Minh Họa Sách

Lý thuyết bài Giới thiệu sản phẩm minh họa sách môn Văn 6 bộ sách KNTT. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Một số chú khi giới thiệu sản phầm minh hoạ cho cuốn sách

1. Các chi tiết của bức tranh minh hoạ

Màu sắc:

  • Màu nền
  • Màu chữ
  • Màu của các chi tiết

Các chi tiết:

  • Hình ảnh
  • Chữ viết

Bố cục

  • Không gian
  • Thời gian
  • Cảnh vật

2. Cách giới thiệu

Phải nắm được nội dung tác phẩm

Tập trung vào các câu hỏi chính sau:

  • Tại sao lại chọn chi tiết đó, màu sắc đó, bố cục, không gian đó,…?
  • Các chi tiết đó thể hiện điều gì?
  • Nó có liên quan gì đến đất nước, con người, đền thiên nhiên?
  • Những điều đó có liên quan gì đến nội dung tác phẩm, đến người đọc người xem,…

II. Một số bài minh hoạ

1. Truyện: "Bố con cá gai" của Cho Chang-In.

a. Tóm tắt nội dung truyện:

Có những câu chuyện mãi được yêu thương, và nằm trong trái tim bạn đọc suốt năm này qua năm khác… Bố con cá gai là một câu chuyện như thế, trong trái tim độc giả Hàn Quốc, suốt nhiều năm nay. Ở đó có một em nhỏ đã chiến đấu với bệnh hiểm nghèo từ lúc lên ba, giờ em gần mười tuổi. Hãy khoan, đừng vội buồn! Vì em bé này sẽ chẳng làm bạn phải buồn nhiều. Em chịu tiêm rất giỏi, em không khóc, ngoài những lúc mệt quá ngủ thiếp đi, em còn bận đỏ bừng mặt nghĩ tới bạn Eun Mi kẹp-tóc-hoa, bận xếp hình tàu cướp biển, bận lật giở cuốn truyện Bảy viên ngọc rồng… Nhưng bố em thì khác, một ông bố làm em nhỏ của chúng ta phiền lòng quá nhiều, cũng làm những ai dõi theo “bố con cá gai” phải buồn không ít, có khi buồn quá hóa giận! Ông bố ấy đích thị là bố cá gai - một cá bố rất kỳ lạ - cả nguồn sống chỉ co cụm quẩn quanh cá gai con tí xíu. Như một ông bố ngốc!

Ra đời năm 2000, câu chuyện cảm động về ông bố cá gai và cậu bé con mà người bố ấy nâng niu trong Bố con cá gai có sức lay động mạnh mẽ, trở thành một trong những câu chuyện về tình cha được người Hàn Quốc yêu thích nhất.

b.Tranh minh hoạ sách.

gioi-thieu-san-pham-minh-hoa-sach

c. Giới thiệu tranh minh hoạ

Bức tranh trên là một trang sách minh họa cho cuốn "Bố con cá gai" của Cho Chang-In.

Bức tranh được bao phủ bởi nền màu trầm, mang vẻ buồn bã với các sắc nâu, cam, vàng, xanh lá.

Khung cảnh bao chứa con người là một khu rừng mùa thu với hình ảnh những chiếc lá vàng bởi gió mà lìa cành. Những chiếc lá vàng ấy cũng như cậu bé đang nằm trên lưng bố: phải chịu đựng sóng gió lớn nhất trong cuộc đời cậu là căn bệnh ung thư quái ác.

Hai bố con cậu bé đã cùng nhau vượt qua không biết bao lần điều trị với hi vọng cậu bé có thể chiến thắng căn bệnh này.

Hình ảnh trên cho ta thấy sự hi sinh, đau xót, yêu thương của người bố dành cho đứa con nhỏ thiếu thốn tình thương và sự công bằng của mình.

Phía chân tranh có dòng chữ "Daum à, con đừng như thế này. Bố không thể để con đi như thế này được." chính là một lời thoại trong câu chuyện. Đó là lời của người bố không chấp nhận số phận, lo lắng và chăm sóc con từ những ngày đầu tiên khi con bị bệnh và chiến đấu cùng con bằng mọi giá. Bức tranh trên đượm buồn nhưng tươi sáng vì niềm tin tưởng, tình cha thiêng liêng như một luồng sáng cứu vớt tâm hồn mỗi con người.

2. Bài thơ: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ)

a. Tóm tắt nội dung

Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với chuyện cổ, ca ngợi tinh thần nhân hậu, ăn ở hiền lành mà chuyện cổ chứa đựng.  Đó chính là những bài học mà ông cha để lại trong chuyện cổ. 

b.Tranh minh hoạ

gioi-thieu-san-pham-minh-hoa-sach-1

c. Giới thiệu tranh minh hoạ

Bức tranh trên là một trang sách minh hoạ cho bài thơ: Chuyện cổ nước mình của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Bức tranh có nền được bao phủ bởi một màu trầm – màu hồng của đồng – như màu trống đồng, nhằm tái hiện lại xuốt chiều dọc, chiều dài, chiều rộng, chiểu sâu, chiều cao  của lịch sử oanh liệt và hào hùng của dân tộc ta.

Khung cảnh bao chứa của bức tranh là những dạy núi non hùng vĩ của cảnh thiên nhiên hào hùng mà tươi đẹp.

Hai bên bức tranh là hai hàng tre gai góc, những hàng tre này  đã đi ra từ những truyện cổ tích vô cùng gần gữi và thân thương với người Việt, nó gắn liền với những câu ca dao, những truyện cổ tích, như  truyện Cây tre trăn đốt, và một truyền thuyết mang đậm tình thần đoàn kết, thể hiện ý chí, sức mạnh của dân tộc ta trong việc chống giặc ngoại xâm, đó chính là truyền thuýết Thánh Gióng.

 Những hàng tre kiên trung, chính là đại diện, là biểu tượng, là hiện thân cho phẩm chất kiên trung, đoàn kết, anh hùng, dẻo dai của dân tộc, của con người Việt Nam.

Và nổi lên trên bói cảnh đó là tên tác phẩm được in hoa, chân phương, với gam màu trắng, như mions thể hiện: Truyện cổ nước mình được sinh ra từ truyền thống, từ thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam.

Bên dưới là hàng chữ nhỏ, mền mại thể hiện tên tác giả.

Bức tranh tuy đơn giản về bố cục và chi tiết nhưnglại toát lên được những nét chính của thiên nhiên, đất nước, con người, truyền thống, lịch sử  hào hùng của dân tộc Việt Nam. Chính nó đã thổi hồn cho cả một tác phầm viết về truyện cổ đầy tự hào nhưng cùng đầy giá trị nhân văn của dân tộc –Truyện cổ nước mình – truyện cổ Việt Nam

III. Luyện tập

Tập giới thiệu sản phẩm minh hoạ cho cuốn sách Ngữ văn 6 tập 2 –bộ Kết nối tri thức mà em đang học.

gioi-thieu-san-pham-minh-hoa-sach-2


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 8: Viết Bài Văn Trình Bày Ý Kiến Về Một Hiện Tượng Đời Sống Được Gợi Ra Từ Cuốn Sách Đã Đọc
Bài 10: Trình Bày Ý Kiến Về Một Vấn Đề Trong Đời Sống Được Gợi Ra Từ Cuốn Sách Đã Đọc