Picture of the author
Picture of the author
SGK KNTT Ngữ Văn 6»Bài 8: Khác Biệt Và Gần Gũi»Bài 4: Hai Loại Khác Biệt

Bài 4: Hai Loại Khác Biệt

Lý thuyết bài Hai loại khác biệt môn Văn 6 bộ sách KNTT bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

hai-loai-khac-biet-van6

I. Trước khi đọc

- Nhiều bạn muốn thể hiện sự khác biệt với các bạn trong lớp, nhưng đó là một cách để khẳng định những ưu điểm của bản thân, chứ không phải cách tạo ra sự dị biệt

- Một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội đó là hữu xạ tự nhiên hương.

II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Theo dõi đọc

Mục đích Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện: “Tạo cơ hội để chúng tôi bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh”. 

Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp:  

  • Số đông sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính. 
  • Học sinh mặc quần áo quái lạ, để kiểu tóc kì quặc, làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm. 
  • Một số tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý: cưới, hát, nhào lộn,…. 

Sự khác biệt của J? 

  •  J đến trường, ăn mặc như bình thường. Nhưng cậu đã làm điều bất ngờ: Đứng lên trả lời các câu hỏi. 

Thái độ của các bạn trong lớp

+ Bình thường J là người ít nói, không đặc biệt quái dị, cũng không đặc biệt nổi tiếng. Hôm nay cậu đứng lên trả lời câu hỏi. Khi phát biểu, cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây. 

+ Nói với giọng hoàn toàn chân thành. 

+ Nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”. 

+ Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng. 

Lí lẽ của văn bản

+ Đưa ra lí lẽ: Sự khác biệt chia làm 2 loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa.

+ Sau đó đưa ra bằng chứng cho từng loại. 

Kết luận của người viết

+ Sự khác biệt chia làm 2 loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa.

+ Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự. 

2. Tìm hiểu chung.

Thể loại: Văn bản nghị luận

⇒ Văn bản nghị luận nhằm bàn bạc, đánh giá về một vấn đề trong đời sống, khoa học…. Mục đích của người tạo lập VB nghị luận bao giờ cũng hướng tới mục đích: thuyết phục để người đọc, người nghe đồng tình với ý kiến của mình.

Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”

PTBĐ: nghị luận

Bố cục: 4 phần

+ Phần 1: Từ đầu => ước mong điều đó (nêu vấn đề):  Mỗi người cần có sự khác biệt

+ Phần 2: Tiếp => mười phân vẹn mười: Những bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp và J

+ Phần 3: Tiếp => trong mỗi con người: Cách để tại nên sự khác biệt

+ Phần 4: Phần còn lại (kết luận vấn đề): Ý nghĩa của sự khác biệt thực sự

3. Tóm tắt  

Bài văn kể câu chuyện học sinh thực hiện một bài tập trong suốt 24 tiếng phải trở nên khác biệt. Trong khi các học sinh khác dùng cách ăn mặc, kiểu tóc, hành động kì lạ thì cậu bạn J vẫn ăn mặc như bình thường nhưng trong cả buổi học cậu tích cực giơ tay phát biểu bài.

III. Suy ngẫm và phản hồi

1. Mỗi người cần có sự khác biệt

- Bài tập: Trong  suốt 24 giờ đồng hồ, mỗi người phải cố gắng trở nên khác biệt.

- Mục đích: Để mỗi người bộc lộ một phiên bản chân thật hơn.

- Yêu cầu: không được gây hại, làm phiền người khác, vi phạm nội quy nhà trường.

- GV đã tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thực tế, để mỗi HS tự rút ra được ý nghĩa của hoạt động

🡪 cách giáo dục giúp người học chủ động, tích cực nắm bắt vấn đề.

2. Bằng chứng: Những bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp và J

- Số đông : chọn cách thể hiện cá tính bản thân qua cách ăn mặc, hành động quái dị, khác thường.

- Học sinh J chọn cách thể hiện sự khác biệt khác với ngày thường mình : thay vì nhút nhát, ít nói, cậu đã giơ tay và phát biểu trong các tiết học, xưng hô lễ độ với mọi người 

🡪 Cách thể hiện sự khác biệt của mỗi người là khác nhau.

hai-loai-khac-biet-2

 3. Mục đích chính của người viết trong văn bản

- Kể chuyện để rút ra bài học mới là điều quan trọng. 

- Nếu bỏ hết những lời bàn luận, ý nghĩa của câu chuyện sẽ không còn rõ ràng. thì tên văn bản không không còn phù hợp

4. Sự khác biệt trong lớp

- Một bên, số đông các bạn trong lớp tạo sự khác biệt bằng cách ăn mặc quái lạ, kì dị, làm những trò lố,… 

- Một bên (duy nhất chỉ có J) vẫn ăn mặc bình thường như mọi ngày khi đến trường, nhưng thể hiện sự khác biệt bằng phong thái điềm tĩnh, thái độ nghiêm túc, lễ độ nhưng dõng dạc khi trả lời những câu hỏi của giáo viên, tự tin bắt tay thầy giáo khi tiết học kết thúc, …

5. Cách lập luận trong văn bản

- Bắt đầu câu chuyện, tác giả nhớ và kể về câu chuyện hồi ức từ thời học sinh, khi một giáo viên giao cho học sinh một bài tập để thể hiện sự khác biệt của mình.

- Tiếp theo, câu chuyện xoay quanh sự lựa chọn của số động học sinh trong lớp và của J. Lời bàn luận chỉ xuất hiện sau những phần kể như vậy.

⇒ Bằng cách này, tác giả sử dụng thực tế để rút ra điều cần bàn luận, mà không gây cảm giác phê phán nặng nề. Câu chuyện giúp làm cho vấn đề bàn luận trở nên gần gũi và nhẹ nhàng.

6. Cách thể hiện sự khác biệt

Đồng tình với cách phân chia sự khác biệt của tác giả.

Khác biệt không khó, nhưng cách mà mỗi người thể hiện sự khác biệt của mình lại phản ánh chính bản thân từng cá nhân. Những người chọn một cách thức khác biệt sâu sắc, đi vào tìm kiếm ý nghĩa, sẽ tạo ra ấn tượng sâu hơn và đáng nhớ hơn.

7. Giá trị của hai sự khác biệt trong văn bản

- Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt chỉ ở bề ngoài, mang tính chất dễ dãi không đòi hỏi khả năng đặc biệt. Nó có thể là cách ăn mặc, kiểu tóc, những động tác lạ mắt, sự sôi động ồn ào để gây chú ý... Vì nó dễ dàng, nên hầu như ai muốn cũng có thể bắt chước.

- Khác biệt có ý nghĩa đòi hỏi phải có trí tuệ, nhận thức về giá trị và năng lực cần thiết. Đó là sự kết hợp của bản lĩnh, tự tin và các phẩm chất quý giá khác. Những năng lực và phẩm chất đó không phải ai muốn cũng có thể có được.

8. Bài học từ văn bản

- Chỉ những người non trẻ mới tìm cách thể hiện sự khác biệt bằng những trò lố, những hành vi kì quặc, quái đản như thế. Bài học được rút ra từ đó có ý nghĩa thiết thực trước hết với các bạn học sinh. 

IV. Viết kết nối với đọc

Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa…, hãy viết tiếp 5-7 câu để hoàn thành một đoạn văn. 

Đoạn văn tham khảo:

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Bởi vì tôi không muốn mình là kẻ lập dị. Tôi không muốn người khác nhìn như một kẻ lập dị, khác loài, vô ích,... Tôi muốn được công nhận như một có giá trị đích thực trong cuộc sống. Để khác biệt không khó, nhưng để khác biệt có ý nghĩa lại vô cùng khó khăn. Để làm được điều này chúng ta cần tìm kiếm những điều có nghĩa lý hơn với bản thân cũng như xã hội. Ví dụ như nếu bạn học giỏi, bạn sẽ được nhiều người yêu quý. Nhưng nếu bạn chọn cách khác biệt dị hợm, thì bạn nhận được không phải ngưỡng mộ mà là tức giận hay thương hại. Mỗi người đều có quyền lựa chọn mẫu người mà mình muốn trở thành sau này. Còn tôi,  tôi vẫn muốn mình trở thành một người khác biệt có ý nghĩa cho chính bản thân và cuọc đời.


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 3: Thực Hành Tiếng Việt Trang 56
Bài 5: Thực Hành Tiếng Việt Trang 61