Picture of the author
Picture of the author
SGK KNTT Ngữ Văn 6»Bài 6: Chuyện Kể Về Những Người Anh Hùng...»Bài 2: Thánh Gióng

Bài 2: Thánh Gióng

Lý thuyết bài Thánh Gióng môn Văn 6 bộ sách KNTT bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

thanh-giong

I. Trước khi đọc

1. Thế nào là người anh hùng?

Anh hùng là những cá nhân sống và hành động theo những lý tưởng cá nhân và kỳ vọng từ cộng đồng. Họ không sợ khó khăn, thử thách hay rủi ro, mà luôn tận tụy thực hiện những việc tốt đẹp nhằm góp phần vào xã hội và cộng đồng.

Nhân vật anh hùng thường được biết đến như những người có tài năng vượt trội, đạo đức cao, luôn làm việc tốt và có sức khỏe phi thường, điều mà tôi luôn ngưỡng mộ.

2. Một số nhân vật anh hùng

a. Trong lịch sử:

+ Nguyễn Trãi là một nhà chính trị và văn hào đã chủ động tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, nhằm chống lại sự xâm lược của nhà Minh.

+ Bác Hồ:

  • Ra đi tìm đường cứu nước bằng hai bàn tay trắng
  • Tự học nhiều ngoại ngữ
  • Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
  • Lãnh đạo nhân dân ta đánh  đổ  Thực dân Phong kiến khai sinh ra nước VN dân chủ Cộng hoà

b. Trong đời thường

+ Anh Nguyễn Ngọc Mạnh: dũng cảm trèo lên mái nhà, đỡ bé 3 tuổi rơi từ tầng 12 chung cư xuống

II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

2. Theo dõi đọc

Hình dung: Hình dáng, sức mạnh của chủ nhân vết chân to tướng.  

⇒ Một người có hình dáng to lớn hơn người bình thường, có sức mạnh.

Theo dõi: Lời của chú bé ba tuổi có gì đặc biệt? 

- Gióng nhờ sứ giả tâu với vua đúc cho em, áo giáp sắt, ngựa sắt và roi sắt để đi đánh giặc. 

=> Đặc biệt ở chỗ: 3 tuổi đã đòi đi đánh giặc. 

- Hình dung: Cảnh bà con hàng xóm góp gạo thóc nuôi chú bé. 

- Mọi người vui vẻ góp gạo thóc để nuôi chú bé 

- Tưởng tượng: Miếu thờ ban đầu trông như thế nào? 

- Miếu thờ có tượng Thánh Gióng, có ngựa sắt, roi sắt, những khóm tre,… 

3. Kể tóm tắt ý chính

Nhận vật chính: Thánh Gióng

Sự việc chính:

  1. Sự ra đời kì lạ
  2. Tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc
  3. Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt
  4. Gióng vươn vải trở thành tráng sĩ
  5. Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc
  6. Gióng bay về trời

4. Tóm tắt truyện

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng già ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi sứ giả rao tìm người tài giỏi đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn chàng, lập đền thờ và phong cho là Phù Đổng Thiên Vương. 

5. Tìm hiểu chung về văn bản

a. Thể loại

- Truyền thuyết; một số yếu tố của truyền thuyết/ SGK/Trang 5. 

- Truyền thuyết Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương thời kỳ giữ nước.

- Sử dụng ngôi kể thứ 3.

b. Bố cục (4 phần)

- Phần 1: Từ đầu đến “…đặt đâu nằm đấy” (Sự ra đời  của  Thánh Gióng)

 - Phần 2: Tiếp đến“…cứu nước”(Sự lớn lên của Thánh Gióng)

- Phần 3: Tiếp đến“...bay lên trời” (Thánh Gióng đánh giặc và về trời)

- Phần 4:  Còn lại  (các dấu tích còn lại

III. Suy ngẫm và phản hồi

1. Thời gian, không gian, hoàn cảnh ra đời của câu chuyện

- Thời gian: đời Hùng Vương thứ sáu. 

- Không gian: 

+ Không gian hẹp: là làng quê Phù Đổng 

+ Không gian rộng: là đất nước. 

- Hoàn cảnh: 

+ Giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước ta. 

+ Giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn truyền sứ giả đi khắp nơi, tìm người tài giỏi cứu nước. 

⇒ Đây là tình huống khá điển hình ở các tác phẩm truyền thuyết: đất nước đối diện với một mối lâm nguy, thử thách to lớn: đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Tại thời điểm lịch sử đó đòi hỏi phải có những cá nhân kiệt xuất, những người tài đánh giặc giúp dân cứu nước. 

2. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng: 

+ Mẹ  ra đồng, trông thấy một vết chân to, bà ướm thử vào vết chân, không ngờ về nhà đã thụ thai. 

+ Sau mười hai tháng mang thai, bà sinh ra một em bé mặt mũi rất khôi ngô. 

+ Chú bé đã ba tuổi mà chẳng biết cười, biết nói gì cả, đặt đâu nằm đấy. 

=> Ý nghĩa: Làm nổi bật tính chất khác thường, hé mở rằng đứa trẻ này không phải là một người bình thường. 

3. Ý nghĩa của một số chi tiết trong truyện: 

a. Câu nói của chú bé: “Ông về tâu với vua, đúc cho ta một con ngựa bằng sắt, làm cho ta một bộ áo giáp bừng sắt, và rèn cho ta một cái roi cũng bằng sắt, ta nguyện phá tan lũ giặc này.” 

- Thể hiện ý thức đánh giặc cứu nước, cứu dân của Thánh Gióng. 

b. Bà con hàng xóm vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé. 

- Thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu nước. Ai cũng mong Gióng lớn nhanh để đánh giặc cứu nước.  

c. Gióng thành một tráng sĩ. 

- Gióng vươn  vai, lớn lên có tầm vóc vĩ đại, phi thường,

d. Ngựa sắt phun ra lửa, soi sắt quật giặc chết như ngả rạ và những cụm tre cạnh đường quật giặc tan vỡ. 

Ý nghĩa:

- Ca ngợi thành tựu văn minh kim loại của người Việt cổ thời đại Hùng Vương. 

- Thánh Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà còn bằng cả cỏ cây của đất nước. 

- Trong khó khăn vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc. 

e. Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời. 

- Đánh giặc cứu nước không màng danh lợi. 

- Gióng trở  thành bất tử 

4. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: 

Hình tượng Thánh Gióng được coi là biểu tượng tuyệt vời của người anh hùng trong việc chống giặc và bảo vệ đất nước, đại diện cho tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Thánh Gióng là một anh hùng mang sức mạnh của cả cộng đồng trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng đất nước: sự tôn kính đối với tổ tiên, sự đoàn kết của cộng đồng làng xã và sự hòa hợp với thiên nhiên, văn hóa và kỹ thuật.

⇒ Để thể hiện lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh phi thường của dân tộc trong cuộc chiến chống ngoại xâm, chúng ta cần một hình tượng vĩ đại, tuyệt đẹp và toàn diện như Thánh Gióng.

5. Chủ đề của truyện Thánh Gióng:

Đánh giặc cứu nước. 

Chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng. 

6. Lời kể trong truyện

Lời kể: “Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng …. gọi là làng Cháy”. 

Ý nghĩa: 

+ Thể hiện trí tưởng tượng phong phú khi sáng tạo ra nhiều chi tiết sinh động, kì lạ nhằm làm tăng vẻ đẹp linh thiêng, hấp dẫn cho nhân vật, gắn lịch sử với phong tục, địa danh,… 

+ Cho thấy nhân dân ta luôn tin rằng thánh Gióng là người anh hùng có thật và tự hào về sức mạnh thần kì của dân tộc 

 IV. Luyện tập

Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

  1. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác
  2. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa
  3. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử
  4. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo lien quan tới sự thật lịch sử

Trả lời: 

D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo lien quan tới sự thật lịch sử

Câu 2. Chi tiết tưởng tượng kì ảo thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

  1. Đúng .
  2. Sai

Trả lời: 

A. Đúng

Câu 3. Truyền thuyết Thánh Gióng, không có sự thật lịch sử nào dưới đây?

  1. Ở làng Gióng, đời Hùng Vương thứ sáu
  2. Hiện nay vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng
  3. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi
  4. Lúc bấy giờ, giặc Ân tới xâm phạm tới bờ cõi nước ta

Trả lời: 

C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi

Câu 4. Truyện Thánh Gióng muốn giải thích hiện tượng nào?

  1. Tre ngà có màu vàng óng
  2. Có nhiều ao hồ để lại
  3. Thánh Gióng bay về trời
  4. Có làng mang tên làng Cháy

Trả lời:

D. Có làng mang tên làng Cháy

Câu 5. Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

  1. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
  2. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân
  3. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
  4. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

Trả lời:

D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

Câu 6. Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?

  1. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
  2. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
  3. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
  4. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy

Trả lời: 

C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi

V. Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. 

Đoạn văn tham khảo:

Truyện “Thánh Gióng” có chi tiết “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt” đã để lại cho phi thường, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. Hành động vươn vai đứng dậy, biến thành một tráng sĩ của Gióng chính là hành động mang ý nghĩa sức mạnh của dân tộc mỗi khi đất nước gặp nguy nan,gặp thử thách ngặt nghèo. Trong tình khó khăn ấy, tất cả đều vượt lên, không theo lẽ thường mà theo một điều gì đó rất đặc biệt. Chi tiết này tạo lên sự kỳ vỹ cho nhân vật, góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho truyện.


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 1: Tri Thức Ngữ Văn Trang 5
Bài 3: Thực Hành Tiếng Việt Trang 9