Picture of the author
Picture of the author
SGK KNTT Ngữ Văn 6»Bài 10: Cuốn Sách Tôi Yêu»Bài 12: Thực Hành Tiếng Việt Lớp 6 Kết N...

Bài 12: Thực Hành Tiếng Việt Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Lý thuyết bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 Kết nối tri thức môn Văn 6 bộ sách KNTT. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tri thức tiếng việt đã học ở học kỳ 1

thuc-hanh-tieng-viet-lop6

thuc-hanh-tieng-viet-lop6-1

thuc-hanh-tieng-viet-lop6-2

II. Luyện tập

1. Ôn tập về các loại từ (theo cấu tạo)

Đọc đoạn văn sau và tìm ra từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), ít nhất mỗi loại một từ.

“Hồn chằn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới giấu vào gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục”

Trả lời:

Từ đơn: hồn, bàn, kho, lỗi, bắt.

Từ phức:

  • Từ láy: lang thang, của cải, vu vạ;
  • Từ ghép: chằn tinh, đại bàng, báo thù, nhà vua, ăn trộm. 

2. Ôn tập về dấu câu

Viết 1 đoạn văn trong đó có sử dụng 10 dấu câu như : Dấu Chấm , Đấu Phẩy , Dấu Chấm Hỏi , Dấu 2 Chấm , Dấu Gạch Ngang , Dấu Ngoặc Kép , Dấu Ngoặc Đơn , Dấu 3 Chấm , Dấu Chấm Phẩy , Dấu Chấm Than

Buổi sáng hôm nay, tôi và anh tôi cùng đi xem cây cầu mới xây ở đầu làng. Đến nơi, anh tôi nhìn thấy chú tư, anh tôi vội vã chạy đến hỏi:                                      

Chú tư, chú có thấy chiếc cầu này khang trang và đẹp hơn cây cầu xiêu vẹo ,cũ  nát kia không?

Chú tư vẻ mặt mừng rơn bảo: "đẹp lắm, nó rất xứng đáng với những ngày ròng rã làm nên cây cầu này !" Chiếc cầu mới đẹp làm sao, sang trọng làm sao. Hai bên cầu có hai chiếc lan can màu  xanh biển trải dài, người đi đi, lại lại, người chạy ngược, chạy xuôi, (trên chiếc cầu mới xây)...

Mọi người ai cũng cười, cũng thích. Dòng người cứ thế tấp nập qua cầu. Sau khi ngắm nghía chiếc cầu một hồi lâu, tôi và anh hai lại trở về nhà. Trên đường về, vừa đi tôi vừa nghĩ về tương lai của làng xã mình; thôn xóm, con người; xung quanh mọi vật và xã hội đều dung hoà với nhau mà phát triển; tôi thầm ước mọi thứ phát triển nhưng tình nghĩa giữa người với người vẫn còn tồn động theo thời gian, sự mộc mạc, giản dị nơi miền quê đầy yêu thương này vẫn còn mãi.

3. Ôn tập các biện pháp tu từ

Viết một đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ ( nhân hòa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ).

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. Mọi người, ai ai khi còn đi học chắc chắn dều rât yêu thích những giờ ra chơi đầy bổ ích này.

  • lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
  • ồn như vỡ chợ: so sánh
  • cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
  • ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị giác -> xúc giác)
  • trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
  • ai ai : điệp từ

4. Ôn tập về từ Hán Việt

Viết đoạn văn: Viết đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt và chỉ rõ các từ hán việt đó

Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, đất nước ta phải trải qua bao trận chiến khốc liệt và đương đầu với nhiều kẻ thù mạnh. Nhưng với tinh thần đoàn kết và kiên cường trong chiến đấu, đất nước ta đã giành được nền độc lập như ngày hôm nay. Nhân dân ta đã chấm dứt hàng trăm năm sống dưới ách gông cùm, nô lệ của của thực dân, phong kiến. Và ngày hôm nay, cả dân tộc lại cùng nhau chung sức, tiếp tục xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp. Đó là truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta.

Các từ Hán Việt: đoàn kết, kiên cường, nô lệ, phong kiến, phồn vinh

5. Ôn tập về trạng ngữ

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng trang ngữ (chỉ nơi chốn, thời gian, mục đích, phương tiện…) chủ đề trường học

Giờ ra chơi, tôi cảm thấy đây  luôn là khoảng thời gian thoải mái nhất sau những giờ học tập căng thẳng. Dưới tán bàng xanh mát, từng nhóm học sinh tụ tập cùng nói cười vui vẻ. Giữa sân trường, các bạn nam đang chơi đá bóng vô cùng hào hứng trong tiếng cổ vũ, reo hò nhiệt tình của các bạn cổ động viên. Bằng những đôi chân khéo léo, các bạn Nam đã tạo lên những trận cầu ngắn ngủi mà tràn đầy niệm vui. Phía trong thư viện, căn phòng đọc là khoảng không gian tĩnh lặng dành cho các bạn muốn được được thư thái đọc sách. Để giờ ra chơi thật ý nghĩa, mỗi bạn học sinhchúng ta hãy chọn cho mình một  trò chơi thật thoái mái và lành mạnh các bạn nhé.

Các trạng ngữ:

  • Dưới tán bàng xanh mát, giữa sân trường, phía trong thư viện (trạng ngữ chỉ nơi chốn)
  • Giờ ra chơi (trạng ngữ chỉ  thời gian)
  • Bằng những đôi chân khéo léo ( trạng ngữ chỉ phương tiện)
  • Để giờ ra chơi thật ý nghĩa ( trạng ngữ chỉ mục đích)

6. Ôn tập về từ loại (Xét theo chức vụ ngữ pháp)

Hãy viết đoạn văn có sử dụng cụm danh từ, cụm tính từ và cụm động từ 

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách những dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

  • Cụm danh từ: những dòng xe,...
  • Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào, nhộn nhịp, sum suê,..
  • Từ ghép: đỉnh núi, dòng người, xe cộ, đường phố,..

Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 11: Ôn Tập Học Kì 2
Bài 13: Thực Hành Tiếng Việt Lớp 6