Table of Contents
I. Trước khi đọc
Câu 1(sgk/trang 6)
Gợi ý:
Câu chuyện về rùa và thỏ.
Vào một ngày nọ, Thỏ đang tung tăng dạo chơi thì thấy chú Rùa đang bước đi chậm chạp trên đường. Thấy vậy., Thỏ liền thách thức chạy đua với Rùa. Thỏ nghĩ mình có cặp chân dài sải bước, cứ ung dung đùa hoa bắt bướm, chạy 1 tí là tới đích. Trái lại với Thỏ, Rùa lại miệt mài chạy. Một lúc sau, khi vừa tỉnh giấc, Thỏ đã thấy Rùa gần chạm đích, lúc này Thỏ mới co chân mà chạy nhưng vẫn không kịp. Như vậy, Rùa đã giành chiến thắng ở cuộc thi này và khiến Thỏ vô cùng xấu hổ.
Bài học rút ra:
- Không nên quá tự tin vào bản thân
- Không nên bất cẩn
- Cần nghiêm khắc với bản thân và làm việc có kỉ luật
Câu 2(sgk/trang 6)
Trả lời:
“Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi”
⇒ Phê phán những người không biết khiêm tốn, luôn vỗ ngực là mình biết nhiều, hiểu rộng, nhưng đến khi được tiếp cận thế giới bên ngoài họ mới nhận ra mình chả là cái gì cả.
II. Trải nghiệm cùng văn bản
Đọc và theo dõi đọc
1. Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường
Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ.
⇒ Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ là ba trăm quan.
Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường.
⇒ Khi nhận được lời khuyên của người qua đường, người thợ mộc đều cho là phải, cho rằng lời khuyên đó là đúng là hợp lí và đã làm theo.
Người thợ mộc không bán được cày vì
⇒ Người thợ mộc không bán được cày vì cày anh đẽo to gấp năm, gấp bảy thứ thường bày ra bán.
2. Văn bản 2: Ếch ngồi đáy giếng
Sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa.
- Ếch sống trong một cái giếng sụp, không gian nhỏ bé.
- Rùa sống ở biển bông, bao la bát ngát.
Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng.
⇒ Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng vì được sống trong môi trường mênh mông, ngàn dặm , mực nước không bị ảnh hưởng bởi lụt hay hạn hán.
Biểu hiện của ếch khi được nghe về biển.
⇒ Khi nghe về biển, ếch vô cùng ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt và bối rối.
3. Văn bản 3: Con mối và con kiến
Thái độ của Mối khi thấy kiến làm việc vất vả
⇒ Mối có thái độ cười cợt, chế giễu khi thấy kiến làm việc vất vả
Thái độ cảu Kiến về lối sống của mối
⇒ Kiến phản đối lối sống của Mối, cho rằng cuộc sống mưu sinh là vô cùng khó khăn, có làm mới có ăn, sống mà chỉ muốn ăn như Mối thì sẽ có ngày tự mình hại mình mà thôi.
Hậu quả nghiêm trọng của lối sống của mối gây ra
⇒ Lối sống của Mối gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng “Nhà kia đổ xuống đi đời các anh”.
III. Suy ngẫm và phản hồi
1. Truyện: Đẽo cày giữa đường
1.1. Tìm hiểu chung
a. Thể loại: Truyện ngụ ngôn
b.Ngôi kể: Ngôi thứ 3
c.Nhân vật chính: Người đẽo cày
d. Cốt truyện
Truyện kể về một người thợ mộc bỏ ra 1 số tiền lớn mua gỗ về đề đẽo cày bán . Khi anh thực hiện công việc có nhiều người góp ý . Mỗi lần nghe người khác gó ý, anh ta lại sửa cái cày của mình. . Cuối cùng anh làm những cái cày rất to phải sức voi mới kéo được. Kết cục anh chẳng bán được cái cày nào , vốn liếng cũng hết sạch.
1.2. Tìm hiểu chi tiết văn bản
a. Bối cảnh của câu chuyện
Một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.
b. Hành động của người thợ mộc
Những lần nghe theo | Lời góp ý- Hành động, thái độ | Kết quả |
Lần 1 | - Phải đẽo cho cao, cho to. àCho là phải,đẽo cày cao hơn, to hơn | Không bán được cái nào, vốn liếng đi đời nhà ma |
Lần 2 | - Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn. àCho là phải,lại đẽo cày nhỏ hơn, thấp hơn | |
Lần 3 | - Mau đẽo to gấp đôi, gấp ba. -> Nghe theo ngay, đẽo to gấp đôi,gấp ba | |
Nhận xét về người thợ mộc: không có chính kiến, ai nói gì cũng nghe theo dẫn đến việc đẽo ra những cái cày không phù hợp, không có ai mua.
|
c. Bài học rút ra và ý nghĩa thành ngữ “ Đẽo cày giữa đường”
Con người cần phải có chính kiến và bảo vệ chính kiến của bản thân để đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu.
Trong cuộc sống luôn có rất nhiều ý kiến trái chiều, chín người mười ý, vì thế chúng ta cần biết lắng nghe và chọn lọc để biết đâu là lời khuyên phù hợp và đâu là lời khuyên không hữu ích, cần phải loại bỏ để tránh những hậu quả đáng tiếc.
⇒ Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường chính là để chỉ những người không có chính kiến, mải chạy theo ý kiến từ người khác mà không biết suy xét đến mục tiêu, kế hoạch của bản thân mình.
2. Truyện: Ếch ngồi đáy giếng
2.1. Tác giả
Trang Tử ( khoảng năm 369 - 286 trước Công Nguyên) là một triết gia nổi tiếng của Trung Quốc.
2.2. Văn bản
Xuất xứ: Trích trong thiên “ Thu thủy”( thiên thứ 17) của cuốn sách Trang Tử( cuốn sách còn có tên gọi là Nam Hoa kinh)
Thể loại: Thuộc truyện ngụ ngôn
Kiểu văn bản : tự sự
Nhân vật: Con ếch giếng sụp và con rùa biển Đông ( nhân hóa như con người)
2.3. Tìm hiểu chi tiết văn bản
a. Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng khi sống trong giếng sụp.
Tôi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bởi trong nước thì nước đổ nách và cằm tôi, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tôi tới mắt cá:
⇒ sung sướng vì có cuộc sống tự do tự tại.
Ngó lại phía sau, thấy những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng tôi
⇒ sung sướng vì thấy những con vật khác không bằng mình.
Vả lại một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn vui gì hơn nữa:
⇒ sung sướng vì tự hào với địa vị “chúa tể” của mình ở trong giếng.
Sao anh không vô giếng tôi một lát coi cho biết?
⇒ sung sướng đến mức khoe khoang với rùa về “thế giới trong giếng” của mình.
b. Biểu hiện của ếch khi nghe rùa kể về biển
Sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa.
- Ếch: sống trong giếng → nhỏ bé, hạn hẹp.
- Rùa: sống ở biển Đông → rộng lớn, mênh mông.
Nhận thức và cảm xúc của 2 con vật
- Ếch: Cảm thấy sung sướng với cái “thế giới” nhỏ bé mình đang sống và thực sự choáng ngợp trước cái vĩ đại của biển.
- Rùa: Lùi lại ->biểu thị việc không còn quan tâm đến cái thế giới nhỏ bé của ếch. Và kể cho ếch biết về niềm sung sướng mà rùa được trải nghiệm : “cái vui lớn của biển đông”.
⇒ Con ếch ngạc nhiên thu mình lại, hoảng hốt và bối rối khi nghe rùa kể về biển vì:
Ngạc nhiên: Sự vĩ đại của biển nằm ngoài hiểu biết của ếch, khiến ếch hoàn toàn bất ngờ.
Thu mình lại: Niềm vui và niềm tự hào của ếch bị thay thế bởi cảm giác nhỏ bé trước sự vĩ đại của biển.
⇒ Hoảng hốt, bối rối: Cảm giác của ếch khi mất niềm tin (bối rối) vào những điều ếch đã tin và tự hào trước đây, choáng ngợp (hoảng hốt) trước những điều mới mẻ, lớn lao, vĩ đại hơn những điều ếch đã từng biết.
2.4 Bài học cuộc sống
Cần rèn cho mình đức tính kiên trì (kiên tâm), chịu khó học hỏi, mở rộng hiểu biết, không được tự mãn với những điều mình đã biết,...
3. Truyện: Con mối và con kiến
3.1 Quan niệm sống khác nhau của mối và kiến:
Mối lười nhác, quen với cuộc sống “chẳng hề khó nhọc” mà vẫn “béo trục béo tròn”.
Kiến chăm chỉ ngày đêm làm việc, quan niệm sống rất rõ ràng “có làm thì mới có ăn”.
3.2 Tình cảm của tác giả
Chắc chắn thiện cảm của người kể chuyện được dành cho Kiến.
Bởi vì: kiến chăm chỉ và ngay thẳng, không ai có thiện cảm với kẻ lười nhác, hay ăn lười làm bao giờ cả.
⇒ Đây cũng là thông điệp, là bài học câu chuyện muốn gửi gắm đến người đọc.
4. Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn
Điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến là đều phê phán những sai lầm, những thói hư tật xấu của con người, để răn dạy và eust ra bài học đạo lí, kinh nghiệm sống.
IV. Viết kết nối với đọc
1.Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.
Đoạn văn tham khảo.
Hôm nay là ngày lễ hallowen do trường em tổ chức. Trường yêu cầu mỗi học sinh phải chuẩn bị các trang phục phù hợp với nội dung, ý nghĩa của ngày này. Chúng em đều vô cùng háo hức, chuẩn bị từ quần áo, giày dép và các phụ kiện như: đèn bí đỏ, mũ phù thủy, chổi… Em được mẹ chuẩn bị cho rất nhiều quần áo, đúng 7 giờ, Lam và Hoa đã đến nhà rủ. Thấy em mặc bộ quần áo bí đỏ, Lam nói: “Tớ thấy bộ này không hợp với cậu lắm, nó quá màu mè”. Em liền thay bộ thứ hai, Hoa lại nói “Bộ đồ này quá tối, cậu sẽ không được nổi bật”. Thấy vậy, mẹ em nói “Con không nên đẽo cày giữa đường như vậy, con mặc bộ đồ nào cũng được miễn sao con thấy tự tin và thoải mái thì bộ đồ đó chắc chắn sẽ đẹp”.
2. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”
Đoạn văn tham khảo.
“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn mang lại nhiều bài học giá trị. Chú ếch sống trong cái giếng nhỏ sụp, nó thấy mình sung sướng hơn vài con vật bé nhỏ khác như loăng quăng, cua,m nòng nọc, xung quanh nó chỉ có nước đọng và bùn lầy. Không không biết ngoài biển Đông rộng lớn nhường nào! Truyện đã nêu lên bài học về môi trường sống nhỏ bé khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹn. Như vậy, mỗi người đừng sống như “ếch ngồi đáy giếng” phải luôn mở rộng tầm hiểu biết, phải đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào không..
Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn
SĐT: 0945 441181
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri