Picture of the author
Picture of the author
SGK KNTT Ngữ Văn 7»Bài 9: Hòa Điệu Với Tự Nhiên»Bài 8: Giải Thích Quy Tắc Hoặc Luật Lệ T...

Bài 8: Giải Thích Quy Tắc Hoặc Luật Lệ Trong Một Trò Chơi Hay Hoạt Động

Lý thuyết bài Giải Thích Quy Tắc Hoặc Luật Lệ Trong Một Trò Chơi Hay Hoạt Động môn Văn 7 bộ sách KNTT. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

giai-thic-quy-tac-tro-choi

I. Trước khi nói

1. Chuẩn bị nội dung nói

Trong phần Viết, ta đã thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động. Dựa trên bài viết, em hãy chọn nội dung cho hoạt động nói theo những gợi ý sau:

  • Đánh dấu đoạn giải thích quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động trong bài viết.
  • Tóm lược những ý chính của đoạn văn đó.
  • Chuẩn bị tranh ảnh, hình vẽ dạng sơ đồ, dụng cụ (nếu có) liên quan đến trò chơi hay hoạt động.

Chú ý: Ta có thể chuẩn bị thuyết trình bằng hình thức trình chiếu để người nghe hiểu rõ hơn về trò chơi hay hoạt động.

2. Tập luyện

Có thể tập luyện theo một số hình thức sau:

  • Tập nói thành tiếng một tiếng một mình; vừa nói vừa giới thiệu tranh ảnh, hình vẽ, dụng cụ (nếu có).
  • Nếu em chuẩn bị thuyết trình thì nói theo bản trình chiếu đã chuẩn bị.

II. Trình bày bài nói

1. Chú ý

a. Mở đầu

Hãy thu hút người nghe bằng thái độ hào hứng của em đối với trò chơi hay hoạt động.

Có thể đặt câu hỏi cho người nghe như: Các bạn đã bảo giờ chơi trò … (tham gia hoạt động …) chưa? Hoặc miêu tả một chi tiết trong trò chơi hay hoạt động và hỏi: Các bạn có biết trò chơi (hoạt động) này không? Các bạn có muốn chơi (tham gia) không? …

b. Triển khai

Trình bày theo dàn ý đã chuẩn bị (hoặc nói kết hợp với việc sử dụng bản trình chiếu).

Trong khi nói, em có thể dùng cử chỉ, điệu bộ để mô phỏng động tác của trò chơi hay hoạt động.

c. Kết luận

Khẳng định sự thú vị của trò chơi hay hoạt động; hẹn các bạn cùng tham gia trò chơi hay hoạt động vào một dịp phù hợp.

2. Dàn ý

a. Mở bài

Hiện nay, trò chơi hiện đại đang chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của chúng ta.

Tuy vậy, những trò chơi dân gian vẫn song song tồn tại bên các trò chơi hiện đại.

Ô ăn quan là một trò chơi vừa lí thú vừa bổ ích.

b.Thân bài

Xuất xứ trò chơi

Chưa ai khẳng định chắc chắn trò chơi 0 ăn quan có từ bao giờ.

Trò chơi này đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời.

Ô ăn quan là trò chơi đã được phổ biến rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Hiện nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày trò chơi này.

Chuẩn bị cho trò chơi:

  • Bàn chơi: có thể dùng mặt bằng của sàn nhà, của sân,… kích thước khoảng hơn 1 mét vuông.
  • Quân chơi: gồm 2 loại quân: quan và dân. Một quân quan được tính bằng 5 quân dân (có nơi tính bằng 10 quân dân). Có thể dùng các viên sỏi (hoặc hạt nhựa tròn hoặc hạt của trái cây,…) để làm quân. Kích cỡ của quân dân to bằng hạt lạc hoặc nhích hơn một chút. Kính cỡ của quân quan to gấp nhiều lần viên quân dân. Nêu chơi hai người thì tất cả cần 2 quân quan và 50 quân dân. Nếu chơi 3 người thì cần tất cả 3 quân quan và 75 quân dân. Nếu chơi 4 người thì cần 4 quân quan và 100 quân dân.(Mỗi người 1 quân quan và 25 quân dân).
  • Vật dùng để vẽ bàn chơi: phấn, gạch non hoặc chì sáp,…

Cách chơi

Chơi hai người:

  • Vẽ một hình chữ nhật, chiều rộng khoảng 30 cm, chiều dài khoảng 75 cm. Vẽ một đường thẳng theo chiều dài của hình chữ nhật, chia hình chữ nhật ra hai phần bằng nhau. Võ thêm 4 đường ngang cách đều nhau, tính từ hai cạnh chiều ngang của hình chữ nhật. Ta được hình chữ nhật có 10 ô vuông bằng nhau. Hai đầu hình chữ nhật ta vẽ ô đựng quân quan theo hình cánh cung hoặc nửa vòng tròn.
  • Hai người ngồi hai bên chiều dài của hình chữ nhật (đối diện nhau). Mỗi ô nhỏ bỏ 5 quân dân. 0 hình cánh cung để quân Viên quân quan đặt phía ô bên tay phải của người chơi.
  • Để chọn người đi trước thì bốc thăm, oẳn tù tì hoặc phân lượt tùy theo sự thống nhất của người chơi.
  • Người chơi trước dùng tay bốc hết quân dân trong một ô bất kì ở phía bên mình rồi rải vòng tròn. (Rải quân về phía bên phải hay bên trái đều do người chơi quyết định). Mỗi ô rải một quân, kể cả ô quan.
  • Quân cuối cùng ở ô nào thì lấy quân ở ô tiếp theo để đi, không được lấy quân ở ô quan. Cho đến lúc quân cuối cùng dừng lại mà cách một ô trống thì người chơi được ăn quân ở ô sát tiếp ô trống đó.
  • Người chơi lấy hết quân về nhà mình. Nếu quân cuối cùng rơi vào ô sát ô quan thì người chơi phải dừng lại cho đối phương đi.
  • Nếu quân cuối cùng rơi vào ô cách ô quan một ô trống (không có quân nào) thì được ăn ô quan (với điều kiện trong ô quan có 5 quân dân trở lên).
  • Khi trong các ô bên phía mình hết quân, người chơi phải lấy quân đã ăn được rải vào các ô để lấy quân đi (mỗi ô chỉ cần rải 1 quân). Nếu không đủ quân, người chơi phải vay đối phương. Vay đến 15 quân thì phải trả 1 ao (nghĩa là phải trả 1 ô bên mình cho đối phương. Đánh dấu ao bằng hai gạch chéo trong ô. Khi hai bên đi, quân rơi vào ao thì người có ao được lấy quân trong ao của mình về.
  • Khi cả hai quan bị ăn hết thì cuộc chơi kết thúc. Hai bên thu quân bên ô của mình về. Người có ao được thu quân trong ao của mình. Một quan được tính bằng 10 quân. Cộng tất cả lại, bên nào nhiều quân là bên đó thắng.

Chơi ba người

  • Vẽ hình tam giác.
  • Ô bên phải người chơi chính là ô quan của người đó.
  • Thứ tự người chơi đi theo chiều kim đồng hồ.

Chơi 4 người

  • Vẽ hình vuông.
  • Ô bên phải người chơi chính là ô quan của người đó.
  • Thứ tự người chơi đi theo chiều kim đồng hồ.

Luật chơi

  • Khi chơi, người chơi phải tính toán trước khi bốc quân đi.
  • Đã đi rồi không được đi lại.
  • Phải quan sát bạn di để tránh nhầm lẫn.

c. Kết bài

Ô ăn quan là một trò chơi rất thú vị và bổ ích.

Nó tạo không khí hào hứng, sôi nổi, thi đua.

Giúp người chơi luyện tập sự nhanh nhẹn, khéo léo và tính toán giỏi.

Tạo sự gắn bó, đoàn kết.

Ô ăn quan mãi mãi là trò chơi dân gian yêu thích của tuổi học trò.

3. Bài nói mẫu tham khảo

Xin chào  thầy cô và tất cả các bạn!.......

Em là……………….

Hôm nay em sẽ giới thiệu……………

Các bạn đã bao giờ chơi trò chơi Ô ăn quan hay chưa? Mình đã từng chơi trò này với mẹ của mình và mình thấy đây là một trò chơi rất thú vị.

(Kết hợp giới thiệu hình ảnh -nếu có chuẩn bị)

giai-thic-quy-tac-tro-choi-1

Để chơi được trò chơi này, người chơi sẽ cần bàn chơi, quân chơi và hiểu được cách bố trí quân chơi. Bàn chơi thường được vẽ trên một mặt phẳng, trước đây được kẻ bằng gạch hoặc vẽ trên nền đất. Bàn chơi chứa 10 ô vuông bằng nhau, mỗi bên có 5 ô đối xứng, mỗi ô có 5 quân, đây cũng là hai phía của hai người chơi. Ở hai cạnh ngắn của hình chữ nhật được vẽ thêm hai hình bán nguyệt gắn liền với cạnh đó. Vậy một bàn chơi hoàn chỉnh sẽ có 10 ô vuông là ô dân, còn hai hình bán nguyệt bên ngoài được gọi là ô quan. Trò chơi bắt đầu khi hai người cùng oẳn tù xì để dành được lượt đi trước, người đi trước có quyền chọn bất cứ ô nào ở bên phía mình rải đều vào các ô, mỗi ô rải 1 quân.

Khi rải đến quân cuối cùng thì tuỳ những tình huống khác nhau mà người chơi phải xử lí. Ví dụ nếu sau ô đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng cả số quân của ô đó để rải. Còn nếu liền sau ô đó là ô trống, thì người chơi có quyền ăn được tất cả số quân ở sau ô trống đó (nếu ô sau ô trống có quân). Trong trường hợp ô quan có chứa quân hoặc có hai ô trống trở lên thì người chơi sẽ bị mất lượt và phải nhường quyền chơi cho đối phương. Về cơ bản sẽ có những trường hợp xảy ra như vậy. Cuộc chơi sẽ dừng lại khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết.

Mình thấy rằng để chơi được trò này, các bạn cần có những bước đi cẩn thận và thông minh, làm sao để có thể ăn hết các quân và đặc biệt là các quan. Hy vọng trong tương lai gần, mình sẽ có thể được chơi trò chơi này với các bạn trọng lớp mình.

Bài giới thiệu của mình đến đây là hết

Cảm ơn mọi người đã …………..

Xin kính chào ………………..

Rất mong ………………….

III. Sau khi nói

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nghe

Người nói

- Chú ý theo dõi quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động trong bài nói để cảm nhận được sự thú vị của trò chơi hay hoạt động; bày tỏ cảm nhận của mình.

- Nếu em có ý định chơi trò chơi (hoặc tham gia hoạt động) đó với các bạn thì ghi nhớ những quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động; nêu thắc mắc của mình (nếu có) để hiểu thấu đáo quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động.

- Nhận xét về cách trình bày bài nói của bạn (giọng nói, tính mạch lạc của bài nói, …)

- Lắng nghe chia sẻ của người nghe về bài nói.

 

 

- Giải đáp thắc mắc của người nghe (nếu có)

 

 

 

 

- Cảm ơn nhận xét của người nghe.


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 7: Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Quy Tắc Hoặc Luật Lệ Trong Trò Chơi Hay Hoạt Động
Bài 9: Củng Cố Và Mở Rộng Trang 97