Picture of the author
Picture of the author
SGK KNTT Ngữ Văn 7»Bài 3: Cội Nguồn Yêu Thương»Bài 10: Thực Hành Đọc: Trong Lòng Mẹ Tra...

Bài 10: Thực Hành Đọc: Trong Lòng Mẹ Trang 84, 85, 86

Lý thuyết bài Thực Hành Đọc: Trong Lòng Mẹ Trang 84, 85, 86 môn Văn 7 bộ sách KNTT bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

trong-long-me

trong-long-me-1

I. Trước khi đọc

1. Tác giả

Tên thật: Nguyễn Nguyên Hồng (1918 -1982)

Trước CM chủ yếu sống ở Hải Phòng trong xóm lao động nghèo.

Sáng tác nhiều thể loại khác nhau: tiểu thuyết, kí, thơ...

Được truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1986

2. Tác phẩm

Những ngày thơ ấu”là tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả

Trong lòng mẹ” trích chương IV của tập hồi kí 

II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tìm hiểu chung

Đề tài: Tình mẫu tử

Thể loại: Hồi ký

Nhân vật chính: bé Hồng.

Ngôi kể: ngôi thứ nhất (nhân vật xưng “tôi” – chú bé Hồng là người kể chuyện)

2. Bố cục

Bố cục chia thành 2 phần

  • Phần 1. Từ đầu đến “hỏi đến chứ” → Cuộc đối thoại giữa bà cô và chú bé Hồng
  • Phần 2: Còn lại. → Niềm hạnh phúc của chú bé Hồng khi gặp mẹ

III. Suy ngẫm và phản hồi

1. Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng

Nhân vật bé Hồng

Hoàn cảnh sống:

  • Lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc: bố nghiện ngập, mất sớm; gia đình sa sút; mẹ cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực
  • Sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng

→ Bất hạnh, thiếu tình thương yêu

Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng (xoay quanh câu chuyện về mẹ bé Hồng đã lâu không về, nghe đồn mẹ lại mới có em bé)

Người cô

(thái độ/ cử chỉ/ giọng điệu lời nói)

 

Bé Hồng

( thái độ/ cử chỉ/ suy nghĩ lời nói)

 

- Cười hỏi: “Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?” 

- Hỏi bằng giọng vẫn ngọt “Sao lại không vào...có như dạo trước đâu”, - hai con mắt longlanh..chằm chặp đưa nhìn 

- Vỗ vai, cười mà nói rằng “Mày dại quá...thăm em bé chứ” 

- Tươi cười kể các chuyện

- Đổi giọng nghiêm nghị, vỗ vai an ủi cháu, tỏ sự ngậm ngùi thương tiếc người anh vừa mất...

⇒ là người giả tạo, lạnh lùng độc ác, thâm hiểm và tàn nhẫn

→ Là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo những hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ (không có tình thương) trong XH  lúc bấy giờ. )

- Lúc đầu: toan trả lời”có” nhưng rồi lại cúi đầu không đáp mà chỉ cười đáp lại.

( bé Hồng nhạy cảm, nhận ra sự giả dối trong lời nói của bà cô)

- Sau:

+ lòng càng thắt lại, khoé mắt cay cay->Đau xót, phẫn uất

+ nước mắt ròng ròng rớt xuống, chan hoà đầm đìa ở cằm, ở cổ ->Sự đau đớn, phẫn uất không kìm nén nổi

+ cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng-> Sự đau đớn, uất ức lên đến cực điểm

+ suy nghĩ: “giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ.....nát vụn mới thôi”->Sự căm tức đến tột cùng những cổ tục tàn ác đã đày đoạ mẹ

- Cười dài trong tiếng khóc

→ nỗi đau xót, tức tưởi cao độ cho người mẹ đang dâng lên trong lòng.

à Luôn tin tưởng, thương yêu mẹ sâu sắc, mãnh liệt

⇒ Hiểu rõ bản chất giả tạo, ác độc của người cô

Biện pháp nghệ thuật: so sánh, lời văn dồn dập với các hình ảnh, các động từ mạnh: cắn, nhai, nghiến

⇒ Khắc hoạ rõ nét tình cảm, cảm xúc của bé Hồng     

2. Niềm hạnh phúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ

Khi bất ngờ gặp mẹ

Hành động: đuổi theo, gọi bối rối: Mợ ơi, mợ ơi, mợ ơi...

Suy nghĩ: Đưa ra giả thiết: nếu không phải là mẹ...

⇒ Cái lầm đó không những làm cho bé Hồng thẹn mà còn tủi cực nữa, khác nào cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

Biện pháp tu từ: so sánh giả định độc đáo, mới lạ (nỗi thất vọng trở thành tuyệt vọng. Hi vọng tột cùng và thất vọng cũng tột cùng)

⇒ Nỗi khao khát được gặp mẹ cháy bỏng trong tâm can 

Khi biết đúng là mẹ  

  • đuổi kịp, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi 
  • khi trèo lên xe ríu cả chân lại, oà khóc nức nở

⇒ Niềm hạnh phúc, sung sướng khi được gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách

Khi ngồi trong lòng mẹ

Cảm nhận về mẹ:

  • Thấy mẹ không còm cõi, xơ xác, gương mặt mẹ vẫn tươi sáng ... hai gò má
  • Thấy hơi quần áo, hơi thở của mẹ thơm tho một cách lạ thường.

Cảm giác

  • Thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
  • Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ ...mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng
  • Không nhớ mẹ đã hỏi và trả lời mẹ những gì, không mảy may nghĩ ngợi gì đến những câu nói của bà cô

⇒ Nếu như giọt nước mắt khi trả lời bà cô là giọt nước mắt của căm giận, đau đớn, xót xa thì giọt nước mắt lần này là giọt nước mắt của tủi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.

⇒ Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi được ở trong lòng mẹ được tác giả diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng với những rung động hết sức tinh tế. Nó tạo ra một không gian của ánh sáng, của màu sắc và hương thơm vừa lạ lùng, vừa gần gũi.

Nó là một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng, ăm ắp tình mẫu tử. Chú bộ bồng bềnh trụi trong cảm giác vui sướng, rạo rực không mảy may suy nghĩ gì. Những lời cay độc của bà cô, nhũng tủi cực phải trải qua giờ đây bị chỡm đi giữa dũng cảm xúc miờn man ấy. Điều đó làm cho đoạn trích, đặc biệt làphần cuối đó trở thành bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế và sinh động

⇒ Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi được ở trong lòng mẹ. 

3. Ý nghĩa

Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người. chúng ta cần tin tưởng, yêu quý và trân trọng cha mẹ. Cần có những hành động cụ thể quan tâm, yêu thương chăm sóc nhau hàng ngày.

IV. Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) về người cha, người mẹ kính yêu của em

Đoạn văn tham khảo:

Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý, bởi nó xuất phát từ chính trái tim của mỗi người, không chút vụ lợi, toan tính. Em yêu mẹ của em, hơn bất kì điều gì trên thế gian này, được ở bên mẹ mỗi ngày là niềm hạnh phúc lớn nhất của em. Mẹ của em là người phụ nữ tảo tần và giàu đức hi sinh. Mẹ dành tất cả để chăm lo cho mái ấm nhỏ của mình. Ngoài giờ làm ở công ty, mẹ lo lắng cho bữa cơm, giấc ngủ của cả nhà. Mỗi khi em cảm thấy lo lắng hay mệt mỏi, mẹ sẽ xuất hiện ngay và giúp đỡ em như một bà tiên. Em thật không tưởng tượng được, nếu một ngày không có mẹ cạnh bên thì sẽ như thế nào. Chỉ nghĩ thôi cũng đã thấy thật đáng sợ. Em luôn cố gắng chăm ngoan và giúp mẹ những công việc nhà, để mẹ có thể vui vẻ, đỡ vất vả hơn một chút. Tất cả đều bởi vì em yêu quý mẹ rất nhiều.


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 9: Củng Cố Và Mở Rộng Trang 83
Bài 11: Đọc Mở Rộng Trang 87