Table of Contents
I. Đọc văn bản
1. Đọc hiểu trang 59 – 63 tập 1 SGK Ngữ văn 8 KNTT
2. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
Trần Quốc Tuấn (1231-1300) còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương
Là danh tướng kiệt xuất của dân tộc
Năm 1285 và năm 1288. Ông chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông
Ông lập nhiều chiến công lớn: 3 lần đánh tan quân Nguyên-Mông
Tác phẩm nổi bật: Binh thư yếu lược, Đại Việt sử kí toàn thư
b. Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: Bài hịch tướng sĩ được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2 năm 1285. Mục đích nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược”
Thể loại: Hịch – là thể văn được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh dùng để kêu gọi hoặc thuyết phục đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
II. Khám phá văn bản
1. Mục đích của bài Hịch
Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích:
- Khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ.
- Động viên tướng sĩ tích cực học tập “Binh thư yếu lược” do ông soạn thảo.
Cơ sở để xác định mục địch:
Chúng ta có thể nhận thấy qua câu nói sau: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết then. Làm tướng triều định mà phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm.
Trước hết, câu nói này là phần mở đầu khi chỉ ra những hành động sai trái của các tướng sĩ lúc bấy giờ. Trước đó, Trần Quốc Tuấn đã nêu gương những tướng lĩnh quên mình vì vua, vì nước; cũng đã bày tỏ nỗi lòng mình và đặc biệt là cách hậu đãi với binh lính, quân tướng dưới trướng của mình.
⇒ Câu nói là lời nhắc nhở đanh thép của vị chủ tướng với tướng sĩ của mình để họ nhận thức và khích lệ, động viên tinh thần của ho.
2. Bố cục của bài Hịch
Đoạn 1: (từ đầu đến “đến nay còn lưu tiếng tốt”): tác giả nêu ra các gương trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người.
Đoạn 2: (từ “Huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”): từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.
Đoạn 3: (từ “Các ngươi ở cùng ta” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”): từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ.
Đoạn 4: (từ “Nay ta chọn binh pháp” đến hết): nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.
3. Nêu gương trung thần, nghĩa sĩ trong sử sách
Các gương trung thần, nghĩa sĩ hi sinh vì chủ: Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Cốt Đãi Ngột Lang, …
Địa vị khác nhau song đều trung thành, không sợ nguy hiểm, quên mình vì chủ vì nước.
⇒ Mục địch: Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì chủ, vì vua, vì nước
4. Tình hình đất nước và nỗi lòng của chủ tướng
a. Tình hình đất nước hiện tại
Tội ác và sự ngang ngược của giặc: đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, thân dê chó bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, …
⇒ Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ vạch trần bản chất tham lam, tàn bạo, hống hách của giặc.
Cảnh báo hậu quả, thái độ của tác giả: khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, tránh sao tai vạ về sau
⇒ Mục đích: khích lệ lòng căm thù giặc và khơi gợi nỗi nhục mất nước.
b. Nỗi lòng chủ tướng
Tới bữa quên ăn
Nửa đêm vỗ gối
Ruột đau như cắt
Nước mắt đầm đìa
⇒ Nghệ thuật: Câu văn biền ngẫu, nhịp điệu dồn dập. Ngôn ngữ ước lệ, giàu hình ảnh. Nhiều động từ mạnh chỉ trạng thái, hành động: quên ăn, vỗ gồi, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu.
⇒ Cực tả nỗi đau đớn, niềm uất hận, khơi gợi sự đồng cảm.
c. Bằng chứng và lí lẽ để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng
Bằng chứng:
- Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp … tiếng hát không thể làm cho giặc điếc tai.
- Lấy việc chọi gà làm niềm vui… hoặc mê tiếng hát.
- Chẳng những thái ấp của ta không còn … lúc bấy giờ dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?
Lí lẽ:
- Nhắc lại ân tình của Trần Quốc Tuấn và binh sĩ.
- Phê phán hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.
- Khẳng định thái độ đúng đắn là phải cảnh giác, tích cực rèn luyện để sẵn sàng đánh giặc.
5. Phê phán biểu hiện sai trái và kêu gọi tướng sĩ
a. Phê phán biểu hiện sai trái của tướng sĩ
Phê phán hành động hưởng lạc, ham thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn.
Thái độ phê phán dứt khoát
⇒ Phê phán nghiêm khắc thái độ vô trách nhiệm, vong ân bội nghĩa, lối sống hưởng lạc, chỉ lo vun vén hạnh phúc cá nhân.
b. Kêu gọi tướng sĩ
Phải biết lo xa, nêu cao cảnh giác, tăng cường luyện tập, học tập “Binh thư yếu lược.”
Giúp tướng sĩ nhận thức rõ đúng – sai
Vạch rõ ranh giới 2 con đường chính – tà, sống – chết.
⇒ Thái độ dứt khoát, cương quyết, khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Áng văn chính luận xuất sắc
- Lập luận chặt chẽ, sắc bén.
- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu.
- Sử dụng biện pháp cường điệu, ẩn dụ.
2. Nội dung
Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng.
IV. Vận dụng
Câu 1: Bài học rút ra cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận
Trả lời:
- Cần trình bày bố cục rõ ràng, mỗi luận điểm của thân bài tách thành một đoạn văn rõ ràng để đảm bảo diễn đạt đủ ý nhưng không quá lan man.
- Luận điểm phải rõ ràng, thể hiện được ý kiến cụ thể của người viết.
- Mỗi luận điểm phải có sức thuyết phục, cần được làm rõ bằng các lĩ lẽ, bằng chứng cụ thể.
- Cần phải kết hơp thêm các yếu tố biểu cảm, tự sự trong bài văn nghị luận nhằm tăng tính thuyết phục.
Câu 2. (Viết kết nối với đọc)
Viết đoạn văn (7 – 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.
Hướng dẫn làm bài
Đoạn 1
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước. Điều đó đã được thể hiện trong lịch sử dân tộc. Trong quá khứ, nhân dân ta đã cùng đoàn kết đánh bại rất nhiều kẻ thù xâm lược. Dù phải hy sinh tính mạng, nhưng những người con đất Việt vẫn một nguyện dâng hiến cho tổ quốc. Còn lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay có thể được thể hiện qua những điều tưởng chừng như vô cùng đơn giản. Chúng ta yêu lời kể chuyện của bà, yêu tiếng hát ru của mẹ và yêu xóm làng thân thuộc. Hoặc cũng có thể là những hành động thật lớn lao như cố gắng học tập tốt để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Mỗi người dân Việt Nam hãy luôn có ý thức giữ gìn và phát huy tinh thần của yêu nước - một truyền thống quý giá và tốt đẹp.
Đoạn 2
Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi giàu có khi nghèo khổ thì tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương trợ. Điều đó cho thấy, lòng nhân ái chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái sâu sắc nên trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay. Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước. Ngày nay, mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập để truyền thống ấy được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.
Biên soạn: Nguyễn Tiến Lực
SĐT: 0975538382 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri