Hướng dẫn trả lời câu hỏi trước khi đọc
Câu 1. Hãy kể tên một số nhân vật lịch sử mà em biết. Em thích nhất là nhân vật nào? Vì sao?
Trả lời:
Nhân vật lịch sử: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Đinh Bộ Lĩnh, Lí Nam Đế
Nhân vật em thích nhất: Lý Thường Kiệt
Vì: Ông là một vị tướng giỏi chỉ huy nhân dân ta kháng chiến chống Tống ở trên sông Như Nguyệt, tuy không nổi bật hơn các vị tướng là mấy nhưng đối với những việc ông đã làm đã cũng góp phần để lại cho người đời sau. Ra trận với những lối đánh và chủ trương độc đáo như: tiến công tự vệ, ngồi đợi giặc không bằng chặn đánh trước thế mạnh của giặc, khích lệ nhân dân ta, quân ta bằng bài thơ “Nam quốc sơn hà” đồng thời cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc để cho chúng em học. Ông còn chủ động giảng hòa khi kết thúc chiến đấu. Ông là người thông minh tài giỏi, mưu trí, dũng cảm và còn biết giữ mối quan hệ lâu dài với các nước khác.
Câu 2. Chia sẻ những hiểu biết của em về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Trả lời:
Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương. Là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc.
Ông không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.
Những đóp góp của ông đối với dân tộc:
- Chiếu khuyến nông: kêu gọi những người di tán do chiến tranh quay lại lập ấp, khai hoang, sớm ổn định sản xuất
- Chiếu lập học: nói lên Quang Trung là người trọng hiền tài, lấy việc học làm đầu, mong muốn ai cũng được học để xây dựng nước nhà
I. Đọc văn bản
1. Đọc văn bản trang 17 - 23 tập 1 SGK Ngữ văn 8 KNTT
2. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả: Ngô Gia Văn Phái
Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, Hà Nội ngày nay.
Đây là một dòng họ lớn có truyền thống nghiên cứu và sáng tác văn chương với những tên tuổi tiêu biểu như: Ngô Thì Ức (1709 – 1736), Ngô Thì Sĩ (1726 – 1780), Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), Ngô Thì Chí (1753 – 1788), Ngô Thì Du (1772 – 1840), Ngô Thì Hương (1774 – 1821)
b. Tác phẩm
Xuất xứ:
- Hoàng Lê Nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử, viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi, gồm 17 hồi. Dựa vào việc ghi chép những sự kiện lịch sử - xã hội có thực, nhân vật có thực, địa điểm thực, tác phẩm đã phản ánh những biến động của lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kì XIX, trong đó tập trung phơi bày sự thối nát dẫn đến sụp đổ tất yếu của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, đồng thời ca ngợi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo.
- Văn bản học nằm trong hồi thứ 14 về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh
Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi.
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Bố cục: Gồm 3 phần
- Phần 1: (Từ đầu đến ... năm Mậu Thân) ⇒ Được tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và cầm quân dẹp loạn.
- Phần 2: (Tiếp theo đến ... vào thành) ⇒ Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Phần 3: (còn lại) ⇒ Hình ảnh thảm bại của bọn xâm lược và bọn tay sai bán nước.
II. Khám phá văn bản
1. Nhân vật và sự kiện lịch sử
Cuối năm 1788, mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang xâm chiếm nước ta.
Nguyễn Huệ nghe tin quân Thanh đến Thăng Long giận lắm liền họp các tướng sĩ định thân chỉnh cầm quân đi ngay.
Tướng sĩ xin Bắc Bình Vương lên ngôi để làm yên lòng người.
Nguyễn Huệ cho đắp đàn trên núi tế trời đất lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân hạ lệnh xuất.
2. Hình tượng người anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ)
Nhận được tin quân Thanh chiếm Thăng Long Nguyễn Huệ rất tức giận, không hề nao núng: “định thân chinh cầm quân đi ngay”.
Trong vòng một tháng (24/11 đến 29/12/1788) ông làm được rất nhiều việc lớn: làm lễ lên ngôi; đốc xuất đại binh ra Bắc; gặp La Sơn phu tử NguyễnThiếp; tuyển quân ở Nghệ An; phủ dụ tướng sĩ; định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau khi chiến thắng.
⇒ Nhận xét: Người bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn.
Ở Nghệ An → gặp gỡ người cống sĩ tham khảo ý kiến; kén lính “ba suất đinh thì lấy một người”.
Ông rất nhạy bén trong việc dụ binh, thu phục lòng quân: bài hịch “đất nào sao ấy” ngắn gọn, hào hùng, khích lệ lòng yêu nước và truyền thống quật cường dân tộc.
Nguyễn Huệ sáng suốt trong việc lựa chọn tướng tài. Hiểu tường tận năng lực của tướng sĩ, khen chê đúng người đúng việc.
⇒ Nhận xét: Người có trí tuệ sáng suốt sâu sắc và nhạy bén.
Tài dụng binh như thần: chiến dịch hành quân thần tốc ngày 25 rời Phú Xuân - Huế → ngày29 đến Nghệ An, ngày 30 bắt đầu xuất quân ở Nghệ An, dự định ngày 7 tháng giêng (7 ngày) sẽ ăn tết ở Thăng Long (đoạn đường khoảng 650 km → 10 ngày đi bộ)
Thực tế: ngày 5 tết đã đến Thăng Long
→ Đến nơi đội ngũ vẫn tinh nhuệ đánh cho quân Thanh tan tác → tài tổ chức cầm quân.
Anh hùng Quang Trung trong chiến trận:
Chủ chương đánh là thắng, chiến đấu dũng mãnh, quyết tử, quân đội nghiêm minh.
Vua Quang Trung cưỡi voi thân chinh cầm quân - một tổng chỉ huy chiến dịch: vừa hoạch định phương lược tiến đánh vừa tấn công quân sỹ, thống lĩnh một mũi tiên phong => Tạo nên trận thắng đẹp áp đảo kẻ thù.
⇒ Nhận xét chung: Hình ảnh người anh hùng Quang Trung được khắc hoạ thật oai phong lẫm liệt, bừng bừng khí tiết một hình ảnh đẹp, hào hùng về người anh hùng lịch sử của dân tộc.
3. Nhân vật Lê Chiêu Thống
Vua Lê Chiêu Thống và bề tôi trung thành chỉ vì lợi ích riêng của dòng họ mà mù quáng “cõng rắn cắn gà nhà”, cấu kết với nhà Thanh, để rồi đặt vận mệnh của dân tộc vào tay kẻ thù phương Bắc vốn không đội trời chung.
Lê Chiêu Thống không xứng đáng với vị thế của bậc quân vương. Kết cục ông phải trả giá là chịu chung số phận thảm hại của kẻ vong quốc: “chạy bán sống, bán chết”, nhịn đói để trốn, ông cùng kẻ cầu cạnh chỉ biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”
4. Sự đối lập giữa Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh
Sự đối lập giữa vua Lê Chiêu Thống và vua Quang Trung, giữa quân nhà Thanh và quân Tây Sơn đã so sánh, đánh giá những hình ảnh nổi bật của Quang Trung và quân Tây Sơn trong chiến thắng đại phá quân Thanh, ca ngợi chiến công hiển hách của vua Quang Trung, nổi bật hình tượng vị anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán.
⇒ Nhận xét: Bằng một giọng văn chậm rãi tác giả đã gợi lên sự thảm bại của bọn vua tôi phản nước, hại dân Lê Chiêu Thống. Mặt khác, đó cũng là tâm trạng ngậm ngùi của người cầm bút trước hình ảnh của một bậc đế vương nhu nhược trong lịch sử dân tộc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
Dựa trên các tình tiết có thật, tác giả đã lựa chọn trình tự kể trình tự diễn ra các sự kiện, giúp người đọc theo dõi dòng lịch sử dễ dàng hơn
Với ngôn ngữ kể, tả chân thực, tác phẩm đã khắc họa sinh động các nhân vật lịch sử, từ nhân vật chính nghĩa đến phản diện đều được hiện lên rõ nét
Sử dụng giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều Lê, với chiến thắng của nhân dân, dân tộc với bọn cướp nước.
2. Nội dung
“Hoàng Lê nhất thống chí” thuộc hồi mười bốn với tên “Đánh Ngọc Hồi, quán Thanh bị thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài” đã gợi lên khung cảnh lịch sử đầy sinh động về người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Tác phẩm vừa làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của một vị vua văn võ toàn tài, vừa nói lên tình cảnh thất bại ê chề, nhục nhã của bọn vua quan bán nước Lê Chiêu Thống cùng quân xâm lược nhà Thanh.
IV. Vận dụng (Viết kết nối với đọc)
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) Nêu cảm nhận của em về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
Gợi ý trả lời:
Đoạn 1
Chi tiết mà em thực sự ấn tượng sâu sắc đó chính là màn đấu kiếm giữa Quang Trung và một tướng quân Thanh trong trận Chi Lăng trong văn bản “Quang Trung đại phá quân Thanh”. Trận đấu này không chỉ cho thấy sự tài ba và dũng cảm của Quang Trung, mà còn tạo nên một hình ảnh mạnh mẽ về sự công bằng và danh dự trong cuộc chiến. Trong màn đấu kiếm đó, Quang Trung không chỉ dùng sức mạnh vật lý mà còn thể hiện tài năng chiến thuật thông qua những động tác uyển chuyển. Quang Trung đã thể hiện khả năng đánh đối mặt một cách tài tình, đánh vào những điểm yếu của đối thủ một cách tinh vi, từ đó tạo ra cơ hội để đánh bại tướng quân Thanh. Điều đáng nể nhất là sự công bằng và danh dự của Quang Trung trong cuộc đấu này. Dù là tướng quân mạnh mẽ, Quang Trung không sử dụng những chiêu thức gian lận hay cầm đầu. Thay vào đó, ông đối đầu với đối thủ một cách trực tiếp và quyết liệt. Quang Trung đã chứng minh rằng danh dự và trung thực là những yếu tố quan trọng không chỉ trong trận đấu, mà còn trong cuộc sống và sự nghiệp của mỗi người. Chi tiết này đã thể hiện sự bản lĩnh và cái tôi vững chắc của Quang Trung. Đó không chỉ là cuộc đấu giữa hai người, mà là một trận chiến đại diện cho sự tự do và chủ quyền của dân tộc. Màn đấu kiếm này đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng em, khiến em cảm nhận được sự kiên nhẫn, sự quyết tâm và lòng yêu nước vô bờ bến của vị anh hùng này.
Đoạn 2
Đọc “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc, một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong Ngô gia văn phái. Nó làm cho “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.
Biên soạn: Nguyễn Tiến Lực
SĐT: 0975538382 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri