Table of Contents
I. Đọc văn bản
1. Đọc hiểu trang 25 - 27 tập 1 SGK Ngữ văn 8 KNTT
2. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả: Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Là nhà cách mạng, đồng thời là nhà thơ
Hành trình thơ Tố Hữu sang song với hành trình cách mạng; mỗi tập thơ của ông luôn gắn với một giai đoạn của cách mạng Việt Nam.
Thơ Tố Hữu thường viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, tình cảm trong thơ ông mang tính thời đại.
Các tập thơ tiêu biểu của ông: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (2000)
b. Tác phẩm
Xuất xứ: Bài thơ Ta đi tới (in trong tập Việt Bắc) được Tố Hữu sáng tác vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Thể loại: thơ tự do
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
II. Khám phá văn bản
1. Bối cảnh lịch sử và nguồn cảm hứng được gợi lên trong bài thơ
Không gian: rộng được tác giả nhắc nhiều qua các địa danh trên khắp mọi miền tổ quốc.
Thời gian: ban ngày
Thời điểm: tháng 8 năm 1954 cuộc cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.
⇒ Nhận xét: Bài thơ Ta đi tới ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. Bài thơ chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao.
2. Hình ảnh trung tâm của bài thơ
Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ tình cảm hết mình vì cách mạng và lòng yêu nước trong những năm chiến đấu gian khổ.
⇒ Nhận xét: Đây chính là cảm xúc chung của cộng đồng bởi thời ấy, cách mạng chính là mục tiêu chung của dân tộc Việt Nam. Cảm xúc cá nhân của tác giả đã hòa vào cảm xúc chung của cả cộng đồng.
Hình ảnh trung tâm của đoạn trích: Nhân vật trữ tình "ta".
⇒ Hình ảnh này có thể là Quân dân ta/ Nhân dân/ Dân tộc/ Những người dân nước Việt.
3. Nhan đề của văn bản
Nhan đề bài thơ “Ta đi tới” thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
- Nhan đề thể hiện sự tự do, chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao.
- Nhan đề vừa ngợi ca chiến thắng, niềm tự hào, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới.
⇒ Nhận xét: Đây là một nhan đề độc đáo, gây ấn tượng với người đọc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
Thể thơ tự do, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như hoán dụ, nhân hóa “những bàn chân” nhằm nhấn mạnh sức mạnh, ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất của đất nước Việt Nam, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến.
So sánh (ta – rắn như thép, vững như đồng, cao như núi, dài như sông)
Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc “Ai…”, “Đường…”
2. Nội dung
Bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu nói về ý chí kiên cường, bất khuất, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Qua đó, thể hiện sự tự hào trước những chiến công và niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta.
Biên soạn: Nguyễn Tiến Lực
SĐT: 0975538382 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri