Picture of the author
Picture of the author
SGK KNTT Ngữ Văn 8»Bài 3: Lời Sông Núi»Bài 10: Thực Hành Đọc: Chiếu Dời Đô

Bài 10: Thực Hành Đọc: Chiếu Dời Đô

Nội dung bài Thực hành đọc: Chiếu dời đô môn văn 8 bộ SGK KNTT bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

chieu-doi-do

I. Đọc văn bản

1. Đọc trang 78, 79 tập 1 SGK Ngữ văn 8 KNTT

2. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

Lí Công Uẩn (974-1028), tức Lí Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, Bắc Giang (Từ Sơn, Bắc Ninh).

Là người thông minh, có chí lớn, lập được nhiều chiến công.

Phong cách sáng tác: Chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận nước.

b. Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Chiếu dời đô: Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi cho nhân dân biết.

Thể loại: Chiếu – là thể văn được vua dùng để ban bố mệnh lệnh.

Phương phước biểu đạt: Nghị luận

Bố cục: 3 phần

  • Phần 1: Từ đầu → “không thể không dời đổi”: Lí do dời đô.
  • Phần 2: Tiếp theo → “đế vương muôn đời”: Lí do chọn Đại La làm kinh đô.
  • Phần 3: Còn lại: Quyết định dời đô.

II. Khám phá văn bản

1. Chất văn chương, khát vọng xây dựng quốc gia giàu mạnh trong tương lai

Văn bản được trình bày bằng kiểu văn chính luận, sử dụng lời văn biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng.

Để thể hiện vấn đề, tác giả đã thể hiện cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

Hệ thống bằng chứng tiêu biểu, giàu sức thuyết phục người đọc

Văn bản là tầm nhìn chiến lược, tài năng của Lý Công Uẩn về sự phát triển của đất nước. Không những vậy nó còn là tình cảm, lòng yêu thương con người được tác giả đặt vào trong bài chiếu của mình.

2. Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản

a. Luận điểm 1: Vì sao phải dời đô?

Lí lẽ:

  • Không dời đô là không thể phát triển đất nước và dễ đi đến suy vọng
  • Kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh Lê là không còn thích hợp.
  • Thành Đại La có nhiều thuận lợi để đóng đô.

Bằng chứng:

  • 2 nhà Thương, Chu ở Trung Quốc đã có 3 và 5 lần dời đô và phát triển hưng thịnh
  • 2 nhà Đinh, Lê ở Việt Nam không chịu dời đô kết quả không được lâu bền

b. Luận điểm 2: Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất?

Lí lẽ:

  • Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương
  • Về địa lí: Trung tâm trời đất, địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng, địa thế đẹp, lợi ích mọi mặt
  • Dân cư khỏi chịu cảnh ngập lụt, mọi vật phong phú, tốt tươi, là mảnh đất thịnh vượng ⇒ Xứng đáng là nêi định đô bền vững, là nêi để phát triển, đưa đất nước phát triển phồn thịnh

Dẫn chứng:

  • Thế rồng cuộn hổ ngồi
  • Ngôi: nam, bắc, đông, tây
  • Hướng: nhìn sông tựa núi
  • Địa thế: rộng mà bằng

Biên soạn: Nguyễn Tiến Lực

SĐT: 0975538382 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Tiến Lực

Bài 9: Củng Cố, Mở Rộng Trang 77