Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 11»2»Bài 71: Tương tư - Nguyễn Bính

Bài 71: Tương tư - Nguyễn Bính

Nội dung bài Tương tư - Nguyễn Bính Văn 11 bộ SGK bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Nguyễn Bính

Tiểu dẫn (SGK/trang 49)

2. Bài thơ “Tương tư”

Rút trong tập “Lỡ bước sang ngang” (1940) tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính.

II.Tìm hiểu văn bản

1. Diễn biến tâm trạng của chàng trai trong bài thơ:

Nhớ nhung: 04 dòng thơ đầu

  • Cách tạo hình ảnh độc đáo “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” : Không chỉ là cách mượn địa danh mà còn tạo ra nỗi nhớ song hành: người nhớ người, thôn nhớ thôn. Quy luật tâm lý: khi tương tư, nỗi nhớ nhung cũng tràn ra cả không gian.
  • Ngôn ngữ đậm đà phong cách chân quê:  “thôn Đoài, thôn Đông.”
  • Thành ngữ “chín nhớ mười mong”
  • Cách bố trí ngôn ngữ thơ: “Một người … một người”: Đẩy đối tượng ra hai đầu câu thơ để tạo giữa họ một khoảng cách ngập tràn nỗi nhớ. Bộc bạch nỗi tương tư của chàng trai: nhớ nhung vời vợi…

Băn khoăn dỗi hờn: 02 dòng tiếp theo

  • Chàng trai quên rằng mình đang yêu vụng nhớ thầm, tưởng mình yêu mà không được đáp lại nên trách cứ nhẹ nhàng: cớ sao, chẳng sang…

Than thở:“Ngày qua ngày lại qua ngày/ Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”

  • Cách ngắt nhịp 3/3“Ngày qua ngày/ lại qua ngày” diễn tả bước đi của thời gian rất chậm chạp. Ngày mới chỉ diễn lại như ngày cũ, chán ngắt, vô vọng . Tâm trạng nóng lòng chờ mong đến mòn mỏi…
  • Thời gian hiện lên qua việc chuyển màu của lá: “Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng” - thời gian kéo dài đằng đẵng, đặc biệt từ “nhuộm” =>Tấm lòng héo hon sầu muộn của chàng trai tương tư đơn phương…

Trách móc: không nặng nề, đay nghiến mà chỉ là trách yêu: “Bảo rằng … biết cho”

  • Không gian cảnh vật của miền quê với hình ảnh đò giang, đầu đình , giúp nhân vật trữ tình bộc bạch tâm trạng, bày tỏ mối tương tư một cách tự nhiên, kín đáo và tế nhị.
  • Phép điệp từ “xa xôi”giàu sắc thái tạo:

Đối lập: khoảng cách gần nhau chỉ là bên này bên ấy nhưng tình cảm sao lại xa xôi.

“Xa xôi” + “ai” => giãi bày tâm tư tình cảm. Trách móc mát mẻ…

Khát vọng mong mỏi: 06 câu cuối

  • Trong bài thơ có nhiều cặp đôi xuất hiện từ xa tới gần và dừng lại ở cau, giầu:

“Một người/một người; Tôi/nàng; Bên ấy/bên này; Hai thôn/một làng; Bến/đò; Hoa khuê các/bướm giang hồ; Nhà em/nhà anh; Giàn giầu/hàng cau; Thôn Đoài/thôn Đông;  Cau/giầu”

Sự sắp xếp giàu ý vị. Nỗi niềm tương tư của chàng trai gắn liền với khát vọng hạnh phúc, tình yêu gắn liền với hôn nhân gia đình, gắn liền với hạnh phúc. Tất cả cả các hình ảnh, từ ngữ, địa danh, cây cỏ, cảnh vật đều thuộc về chốn quê. Chính những tên gọi, cảnh vật và không gian ấy tạo ra không gian quê để nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng. Đây là sự hòa quyện giữa duyên quê và cảnh quê.

Chủ đề: Bài thơ miêu tả tâm trạng tương tư  đơn phương của chàng trai nông thôn không tên tuổi với những diễn biến của yêu thương, hờn giận, trách móc và khao khát mong mỏi…

2. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

Bài thơ thể hiện diễn biến tâm trạng rất phong phú và tự nhiên của chàng trai nông thôn không tên tuổi trong tình yêu đơn phương.

Sự hòa quyện giữa duyên quê và cảnh quê.

Phong cách thơ Nguyễn Bính thể hiện rõ trong thể thơ lục bát , giọng điệu, ngôn ngữ đều đậm chất chân quê, hồn quê.

III. Luyện tập - Bài tập nâng cao

Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính mang hơi thở ngọt ngào của ca dao trữ tình, là sự diễn đạt của một hồn thơ rất chân quê. Mặc dù mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng ta vẫn có thể tìm thấy ở bài thơ này với chùm Ca dao yêu thương, tình nghĩa (đã học ở Ngữ Văn 10 Nâng cao, tập 1) có những điểm tương đồng và cách tân.

tuong-tu-nguyen-binh-van11

Về thể loại: chùm Ca dao yêu thương, tình nghĩa và bài Tương tư đều là thể thơ lục bát. Có khác chăng ca dao thường là những câu, cặp lục bát ngắn thì Tương tư là bài thơ lục bát dài, lục bát trường thiên hiện đại.

Về kết cấu mạch thơ:

  • Ca dao yêu thương, tình nghĩa (trừ bài số 4 – Khăn  thương nhớ ai có kết cấu mạch thơ tương đối dài, diễn tả tâm trạng thương nhớ với nhiều cung bậc, đại bộ phận các bài là tâm trạng, cảm xúc ở những khoảnh khắc nhất định nào đấy như: Bến, dòng sông (câu 1,2). Trước cảnh vật (gương soi, cơi đựng trầu) (câu 3). Cây đa, con đò (câu 5, 6)
  • Trong khi đó, bài thơ Tương tư triển khai cả một mạch tâm trạng phong phú và trọn vẹn, với những cung bậc cảm xúc điển hình nhất của tương tư (tình yêu một phía).

Về cách thể hiện tâm trạng:

  • Ca dao yêu thương, tình nghĩa thường mượn sự vật cụ thể như dòng sông, cành hồng, dải yếm, gương soi, cơi đựng trầu, khăn, đèn, cây đa, con đò để bộc lộ tâm trạng.
  • Bài thơ Tương tư cũng mượn những hình ảnh quen thuộc ở làng quê như: thôn, làng, nắng, mưa, đò giang, con đường, đầu đình, bến, hàng cau, giàn giầu,… một hệ thống hình ảnh tạo nên sự gắn bó thân thuộc ở làng quê. Đặc biệt là cặp từ sánh đôi trong thơ Nguyễn Bính.

Hình tượng nhân vật trữ tình:

  • Ca dao yêu thương, tình nghĩa, nhân vật trữ tình là những chàng trai, cô gái nông thôn không tên tuổi.
  • Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính cũng là chàng trai nông thôn đang yêu vụng, nhớ thầm cô gái khác xóm nhưng cùng một làng với khát vọng hạnh phúc lứa đôi hết sức nhuần nhuyễn và tế nhị. Đây là những diễn biến tâm trạng của chàng trai trong bài Tương tư: Nhớ nhung - trách móc - than thở - mơ ước. Những hình ảnh cặp đôi: Một người – một người; Tôi – nàng; Bên ấy – bên này; Hoa khuê các – bướm giang hồ; Nhà em – nhà anh; Giàn giầu – hàng cau; Thôn Đoài – thôn Đông
  • Sự so sánh này chứng tỏ nhà thơ Nguyễn Bính đã học được ở ca dao rất nhiều. Từ đó cho thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa văn học dân gian và văn học viết.

Giáo viên biên soạn: Đỗ Thị Minh Thêm

Đơn vị: Trường THCS- THPT Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông.

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Văn

Bài 70: Nhớ đồng -Tố Hữu
Bài 72: Chiều xuân - Anh Thơ