Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 12»1»Bài 1: Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Đầu...

Bài 1: Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Đầu Cách Mạng Tháng Tám 1945 Đến Thế Kỷ XX

Lý thuyết bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu Cách mạng tháng Tám 1945 đến thế kỷ XX môn văn lớp 12 bộ sách BGD. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

van-hoc-vn-tu-1945-XX

Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11, các em đã được tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của nền văn học Việt Nam từ khi hình thành nền văn học dân gian, văn học viết từ thế kỉ X cho đến hết thế kỉ XIX. Ở chương trình Ngữ văn 12 này, các em sẽ được tìm hiểu thêm về một giai đoạn văn học có thể nói là phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc : Chặng đường văn học từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 

Khái quát bằng sơ đồ: 

Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975

Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX

Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

Các chặng đường phát triển, thành tựu chủ yếu

Những đặc điểm cơ bản

Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

Những chuyển biến và thành tựu bước đầu

Kết luận:

1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá

CMTT thành công đã mở kỉ nguyên mới cho dân tộc, khai sinh một nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Đường lối văn nghệ của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng là một nhân tố quan trọng đã tạo nên một nền văn học thống nhất. 

Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ kéo dài suốt 30 năm đã tạo nên những đặc điểm và tính chất riêng của nền văn học hình thành và phát triển trong điều kiện chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.

Nền kinh tế còn nghèo và chậm phát triển.

Giao lưu văn hoá hạn chế, chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước XHCN (Liên Xô, Trung Quốc).

2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu

a. Chặng đường từ 1945 đến 1954:

Chủ đề chính:

1945 – 1946: Phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân khi đất nước vừa giành được độc lập.

Gai đoạn: 1946 – 1954:

  • Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp: gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến.
  • Tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân.
  • Thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.

* Thành tựu:

Truyện ngắn và kí: (SGK)

  • Một lần tới Thủ đôTrận phố Ràng (Trần Đăng) ,
  • Đôi mắt, Ở rừng (Nam Cao) ;
  • àng (Kim Lân) ;
  • Thư nhà (Hồ Phương) ,…
  • Vùng mỏ (Võ Huy Tâm) ;
  • Xung kích (Nguyễn Đình Thi) ;
  • Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc) ,…

Thơ ca:

  • Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng, Lên núi.. (Hồ Chí Minh),
  • Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm),
  • Tây Tiến (Quang Dũng),..
  • Việt Bắc (Tố Hữu).

Kịch:

  • Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng)
  • Chị Hòa (Học Phi)

Lí luận, phê bình:

  • Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam (Trường Chinh)
  • Nhận đường, Mấy vấn đề về văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
  • Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” (Hoài Thanh)

b. Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964:

Chủ đề chính:

  • Ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
  • Nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.

Thành tựu:

Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, phạm vi của cuộc sống:

Đề tài về sự đổi đời, khát vọng hạnh phúc của con người:

  • Đi bước nữa (Nguyễn Thế Phương)
  • Mùa lạc (Nguyễn Khải)
  • Anh Keng (Nguyễn Kiên)

Đề tài cuộc kháng chiến chống Pháp:

  • Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng)
  • Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai)
  • Trước giờ nổ súng (Lê Khâm)

Đề tài hiện thực đời sống trước CMTT:

  • Tranh tối tranh sáng (Nguyễn Công Hoan).
  • Mười năm (Tô Hoài).
  • Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi).
  • Cửa biển (Nguyên Hồng).

Đề tài công cuộc xây dựng CNXH:

  • Sông Đà (Nguyễn Tuân).
  • Bốn năm sau (Nguyễn Huy Tưởng).
  • Cái sân gạch (Đào Vũ).

Thơ ca: nhiều tập thơ xuất sắc

  • Gió lộng (Tố Hữu).
  • Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên).
  • Riêng chung (Xuân Diệu).
  • Đất nở hoa (Huy Cận).
  • Tiếng sóng (Tế Hanh).

Kịch nói:

  • Một Đảng viên (Học Phi).
  • Ngọn lửa (Nguyễn Vũ).
  • Chị Nhàn và Nổi gió (Đào Hồng Cẩm).

c. Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975:

Chủ đề chính:

  • Ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Thành tựu:

  • Văn xuôi: Phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ hình ảnh con người VN anh dũng, kiên cường, bất khuất.

Ở miền Nam:

  • Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi)
  • Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
  • Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).
  • Hòn Đất (Anh Đức).
  • Mẫn và tôi (Phan Tứ).

Miền Bắc:

  • Kháng chiến chống Mĩ của Nguyễn Tuân
  • Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Thường, Đỗ Chu
  • Tiểu thuyết: Vùng trời (Hữu Mai), Cửa sông và Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Bão biển (Chu Văn).

Thơ ca: mở rộng và đào sâu hiện thực, tăng cường chất suy tưởng và chính luận.

  • Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu)
  • Hoa ngày thường, Chim báo bão (Chế Lan Viên)
  • Đầu súng trăng treo (Chính Hữu)
  • Vầng trăng quầng lửa (Phạm Tiến Duật)
  • Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm)
  • Gió Lào cát trắng (Xuân Quỳnh)
  • Hương cây, Bếp lửa (Lưu Quang Vũ và Bằng Việt)
  • Cát trắng (Nguyễn Duy),
  • Góc sân và khoảng trời (Trần Đăng Khoa)

Kịch nói:

  • Quê hương Việt Nam, Thời tiết ngày mai (Xuân Trình)
  • Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm)
  • Đôi mắt (Vũ Dũng Minh)

Lí luận, phê bình:

  • Các công trình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…

Văn học vùng địch tạm chiếm:

  • Phức tạp: xen kẽ nhiều xu hướng phản động, tiêu cực, đồi trụy và tiến bộ, yêu nước, cách mạng.
  • Hình thức thể loại: gọn nhẹ như truyện ngắn, phóng sự, bút kí.
  • Tác phẩm tiêu biểu:
    • Hương rừng Cà Mau (Sơn Nam)
    • Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng)

3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CMTT năm 1945 đến năm 1975

a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

Khuynh hướng, tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ

Đề tài: Tổ Quốc với hai vấn đề trọng đại: đấu tranh bảo vệ, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Nhân vật trung tâm: người chiến sĩ, dân quân, du kích, TNXP; người lao động mới có sự hòa hợp giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và tập thể.

⇒ Văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của LSDT.

b. Nền văn học hướng về đại chúng:

Đại chúng: vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học

Cái nhìn mới của người sáng tác về nhân dân: Đất nước là của nhân dân.

Nội dung:

  • quan tâm đến đời sống nhân dân lao động;
  • những bất hạnh trong cuộc đời cũ và niềm vui sướng, tự hào về cuộc đời mới;
  • khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng;
  • xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng

Hình thức: ngắn gọn, dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ bình dị, trong sáng.

c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Khuynh hướng sử thi:

Đề tài: đề cập tới những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc: Tổ quốc còn hay mất, độc lập hay nô lệ

Nhân vật chính:

  • những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân;
  • văn học khám phá con người ở khái cạnh trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống

Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng (Sử dụng BPNT trùng điệp, phóng đại).

Cảm hứng lãng mạn:

Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng

Biểu hiện:

  • Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới,
  • Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

⇒ Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.

Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn:

Tạo nên tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 - 1975

Đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.

Hạo nên đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này về khuynh hướng thẩm mĩ.

II. Kết luận văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến năm 1975

- Văn học Việt Nma từ Ccahs mnagj tháng Tám đến năm 1975 hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt (cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt ba mươi năm); chia làm ba chặng (1945 - 1954, 1955 - 1964, 1965 - 1975), mỗi chặng có những thành tựu riêng.

- Văn học giai đoạn này có ba đặc điểm cơ bản: vận động chủ yếu theo hướng cách mạng hóa, găn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; hướng về đại chúng; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. (SGK Ngữ văn trang 19)

III. Vài nét khái quát văn hóa Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX

van-hoc-vn-tu-1945-XX-1

1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá

1975 - 1985: nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất ta nhưng gặp phải những khó khăn thử thách mới.

Từ 1986: Đảng đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện.

  • Kinh tế: Chuyển sang kinh tế thị trường
  • Văn hoá: Tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới à văn học có điều kiện giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ (văn học dịch thuật, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ) à đổi mới văn học phù hợp với quy luật khách quan và nguyện vọng của văn nghệ sĩ

2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu

a. Thơ

Thơ không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như giai đoạn trước nhưng vẫn có những tác phẩm đáng chú ý:

  • Chế Lan Viên với khát vọng đổi mới thơ ca qua các tập thơ Di cảo,
  • các cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ như  Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo…

Trường ca nở rộ:

  • Những người đi tới biển (Thanh Thảo)
  • Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh)
  • Trường ca sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu)

Những tác phẩm đáng chú ý:

  • Tự hát (Xuân Quỳnh)
  • Người đàn bà ngồi đan (Ý Nhi)
  • Thư mùa đông (Hữu Thỉnh)
  • Ánh trăng(Nguyễn Duy)
  • Xúc sắc mùa thu (Hoàng Nhuận Cầm)
  • Nhà thơ và hoa cỏ (Trần Nhuận Minh)
  • Gọi nhau qua vách núi (Thi Hoàng)
  • Tiếng hát tháng giêng (Y Phương)
  • Sự mất ngủ của lửa (Nguyễn Quang Thiều)

b. Văn xuôi

Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.

Một số cây bút bộc lộ ý thức đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống.

  • Đất trắng ( Nguyễn Trọng Oánh)
  • Hai người trở lại trung đoàn ( Thái Bá Lộc)
  • Đứng trước biển, Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn)
  • ha và con và …, Gặp gỡ cuối năm ( Nguyễn Khải)
  • Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn ( Ma Văn Kháng)
  • Thời xa vắng (Lê Lựu)
  • Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê (Nguyễn Minh Châu)

Từ năm 1986: văn học chính thức bước vào thời kì đổi mới: gắn bó, cập nhật hơn đối với những vấn đề đời sống. Văn xuôi thực sự khởi sắc với các thể loại:

Tập truyện ngắn:

  • Chiến thuyền ngoài xa, Cỏ Lau (Nguyễn Minh Châu)
  • ướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp)

Tiểu thuyết:

  • Mảnh đất lắm người nhiều ma  (Nguyễn Khắc Tường)
  • Bến không chồng (Dương Hướng)
  • Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)

Bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Hồi kí: Cát bụi chân ai , Chiều chiều (Tô Hoài)

Kịch nói: phát triển mạnh mẽ

  • Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) 
  • Mùa hè ở biển (Xuân Trình) ,…

Lí luận phê bình: có nhiều đổi mới, xuất hiện một số cây bút trẻ có triển vọng

3. Những dấu hiệu của sự đổi mới

Vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.

Phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ về thủ pháp nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy

Khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kể cả đời sống tâm linh.

⇒ Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.

⇒ Văn học cũng nảy sinh xu hướng: nói nhiều đến mặt trái của xã hội, có khuynh hướng bạo lực.

IV. Kết luận văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến thế kỷ XX

Từ sau năm 1975, nhất là từ năm 1986, cùng với đất nước, văn học Việt nam bước vào thời kỳ đổi mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn đến số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường; có nhiều tìm tòi đổi mới về số phận. (SGK Ngữ văn trang 19)

V. Luyện tập

Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc lên nền văn nghệ của chúng ta". Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Gợi ý.

Bàn luận ý kiến của Nguyễn Đình Thi, cần xem xét từ mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến (hiện thực cuộc sống) để thấy rõ bản chất và đặc trưng của nền văn nghệ mới của chúng ta từ Cách mạng tháng Tám 1945 - 1975. Có thể hiểu như sau:

Một là: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến": Đây là quan điểm văn nghệ của Đảng ta, các văn nghệ sĩ tự nguyện đem ngòi bút của mình phục vụ sự nghiệp kháng chiến của toàn dân tộc.

Hai là: “Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới": Ý nói đến mối quan hệ giữa hiện thực cuộc kháng chiến đối với văn nghệ. Hiện thực luôn là nguồn sữa mẹ bất tận nuôi sống văn học nghệ thuật, đem đến cho văn nghệ những chất liệu sống phong phú, những cảm hứng nồng nàn để tạo ra tác phẩm. Chính cuộc kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới trẻ trung, khoẻ khoắn để văn nghệ có thể phụng sự kháng chiến tốt hơn. Nội dung này đã được hình tượng hoá và nhấn mạnh bằng vế sau: "Sắt lửa mặt trận đang đúc lên nên văn nghệ mới của chúng ta".

So sánh với văn học trước cách mạng ta thấy, văn học kháng chiến đã có một “sức sống mới", vì được hun đúc từ hiện thực kháng chiến. Văn học giai đoạn này không bất lực trước cách mạng như dòng văn học hiện thực phê phán trước cách mạng, cũng không thoát ly, xa lạ với đời sống nhân dân như thơ ca và tiểu thuyết lãng mạn trước cách mạng. Chính kháng chiến đã tạo ra nền văn học mới của cách mạng.

Ba là: Qua so sánh, có thể thấy được bản chất và đặc trưng của nền văn nghệ mới: nền văn nghệ của nhân dân, gắn bó mật thiết với vận mệnh của đất nước, từ cuộc cách mạng của nhân dân và đất nước mà lớn lên, để rồi phục vụ cuộc sống đó của nhân dân, của đất nước. Có thể nói văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận và nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận ấy (Hồ Chí Minh).

Bốn là: Hai ý của câu nói trên có vẻ như mâu thuẫn nhưng lại thống nhất khiến luận điểm càng thêm sâu sắc.


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 2: Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Đầu Cách Mạng Tháng Tám 1945 Đến Thế Kỷ XX (tiếp theo)