Table of Contents
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: (1899-1961)
Là một trong những nhà văn lớn của nước Mĩ ở thế kỉ XX, được tặng giải Noben 1954.
Sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức.
Từng viết báo, làm phóng viên chiến trường trong chiến tranh thế giới.
Yêu nhiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu mạo hiểm
Đóng góp lớn trong việc đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết trong nền văn học thế giới.
Là người đề xướng nguyên lí tảng băng trôi.
Các tác phẩm chính:
- Mặt trời vẫn mọc (1926)
- Giã từ vũ khí (1929)
- Ông già và biển cả (1953)
2. Tác phẩm
a. Tóm tắt: Dựa vào SGK, học sinh tự tóm tắt
b. Tìm hiểu nguyên lí “tảng băng trôi”.
- Hê-minh-uê quan niệm, tác phẩm văn chương phải như một “Tảng băng trôi với 1 phần nổi và 7 phần chìm”.
- Theo đó, nhà văn không trực tiếp, công khai nói ra ý tưởng của mình mà phải xây dựng những hình tượng có nhiều sức gợi, những câu văn có nhiều khoảng trống để người đọc tự hiểu, tự rút ra phần ẩn ý của tác phẩm.
c. Đoạn trích:
- Vị trí đoạn trích: nằm ở phần cuối truyện.
- Nội dung: kể lại việc ông lão Xan-ti-a-gô chiến đấu và bắt được con cá kiếm.
- Chủ đề: Thông qua hình tượng ông lão quật cường, chiến thắng con cá kiếm bằng kĩ năng và tay nghề điêu luyện, tác giả gửi gắm niềm tin lớn lao vào con người. Trong bất kì hoàn cảnh nào “con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc chiến giữa ông lão và con cá kiếm
Thời điểm: mặt trời mọc lên lần thứ ba.
Phong độ: lão mệt thấu xương, mồ hôi ướt đẫm.
Tư thế: đơn độc.
Hình ảnh chiếc vòng lượn của con cá kiếm lặp đi lặp lại:
- Gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: ước lượng khoảng cách bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay.
- Vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng mãnh liệt của con cá: dũng cảm, kiên cường không kém ông lão.
- Ông lão chỉ gián tiếp cảm nhận con cá qua vòng lượn.
2. Mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm
Sự cảm nhận của ông lão về con cá bằng thị giác và xúc giác.
Lời đối thoại của ông lão với con cá kiếm cho thấy không chỉ là sự cảm nhận mà cao hơn nữa là sự cảm thông:
- Không chỉ bằng động tác mà bằng cả trái tim.
- Không chỉ đơn thuần là người đi săn và con mồi.
=> Lời lẽ và ý nghĩ của ông lão đã biến con cá thành “nhân vật”, càng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của ông lão bằng việc hiểu rõ và chiêm ngưỡng đối thủ của mình.
3. Hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng
“Ông lão”: biểu tượng cho người lao động có khát vọng cao đẹp và lớn lao.
“Con cá kiếm” biểu tượng cho vẻ đẹp, sức mạnh của thiên nhiên và ước mơ, khát vọng của con người.
“Biển cả”: khung cảnh kì vĩ ứng với môi trường hoạt động sáng tạo của con người.
“Cuộc đi câu”:
- Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên.
- Hành trình theo đuổi ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực.
- Hành trình vượt qua thử thách để thành công.
4. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK/tr135
II. Luyện tập
Câu 1 - Trang 135/SGK:
Gợi ý
Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn ngữ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm: lúc thầm kín, lúc bộc ra thành tiếng (ngôn từ đối thoại). Đan xen lời kể, độc thoại, đối thoại
Tác dụng:
- Góp phần bộc lộ rõ chân dung nhân vật, tạo chiều sâu cho tác phẩm, thể hiện rõ hơn nguyên lí “tảng băng trôi’.
- Diễn tả chân thực, trực tiếp của người trong cuộc về mỗi quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm. Thể hiện được sự thành thật, hợp lý từ trong trái tim nhân vật và hành động nhân vật trong việc nêu lên mỗi quan hệ giữa ông lão và cá kiếm.
Câu 2 - Trang 135/SGK:
Gợi ý
Cách dịch "Ông già và biển cả" sẽ gây thích thú hơn, vì:
- “Biển cả” có nghĩa rộng hơn “biển”.
- Tựa đề "Ông già và biển cả" gợi lên sự kì vĩ của thiên nhiên, đồng thời nâng hình tượng ông già trở nên mạnh mẽ hơn, dũng cảm mạnh mẽ hơn trước biển cả.
Giáo viên biên soạn: Phạm Ngọc Tuấn
Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến