Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 8»1»Bài 23: Chiếc lá cuối cùng (trích)

Bài 23: Chiếc lá cuối cùng (trích)

Nội dung bài Chiếc lá cuối cùng (trích) văn 8 bộ SGK bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Đọc hiểu chung

1. Tác giả: O Hen-ri

chiec-la-cuoi-cung-van8

O Hen-ri ( 1862 – 1910 ), là nhà văn người Mĩ, chuyên viết truyện ngắn.

Truyện của ông thường nhẹ nhàng và tràn đầy tinh thần nhân đạo cao cả

2. Tác phẩm

Xuất xứ: Trích phần cuối truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

Thể loại: Truyện ngắn    

Phương thức biểu đạt: PTBĐ chính tự sự, PTBĐ kết hợp miêu tả, biểu cảm

Ngôi kể: Ngôi thứ ba

Bố cục:

  • Phần 1: Từ đầu …mái hiên thấp kiểu Hà Lan -> Tâm trạng chán nản, tuyệt vọng của Giôn - xi
  • Phần 2: Tiếp… bồi dưỡng và chăm nom, thế thôi ->  Sự hồi sinh của Giôn - xi
  • Phần 3: Còn lại -> Sự hi sinh thầm lặng và cao thượng của cụ Bơ - men

Tóm tắt: Xiu và Giôn-xi, cụ Bơ-men là những họa sĩ nghèo, sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa dù cụ Bơ-men và Xiu đã động viên hết lời. Cô chỉ đợi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Trong đêm mưa bão, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân thay cho chiếc lá rụng. Sáng hôm sau, Giôn-xi nhìn chiếc lá cuối cùng đó, suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn- xi đã khỏi bệnh. Vài ngày sau, khi Giôn-xi đã khoẻ, Xiu cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ-men. Vì vẽ chiếc lá mà cụ mắc bệnh sưng phổi và qua đời.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nhân vật Giôn-xi

Hoàn cảnh sống:

  • Giôn-xi là một nữ hoạ sĩ nghèo sống trong khu nhà ổ chuột cùng với cô bạn cùng phòng là Xiu.
  • Bị sưng phổi nặng
  • Nghèo khó không có tiền lo thuốc thang

Diễn biến tâm trạng của Giôn - xi

  • Khi biết mình mắc bệnh: Suy nghĩ: “Khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì mình cũng lìa đời” -> Chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi; Thờ ơ trước sự quan tâm của mọi người
  • Khi thấy chiếc lá cuối cùng không rụng:  Ngạc nhiên nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, tự thấy muốn chết là một tội; Đòi ăn uống, soi gương; Muốn vẽ vịnh Na – plơ -> Lấy lại nghị lực sống và dần hồi phục

2. Nhân vật Xiu

  • Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân còn bám lại trên tường.
  • Lo sợ khi Giôn- xi yêu cầu kéo mành lên
  • Nấu cháo, pha sữa, mời bác sĩ.
  • An ủi, động viên chăm sóc Giôn xi tận tình.
  • Ngạc nhiên + vui mừng khi thấy chiếc lá chưa rụng

-> Sự yêu thương, quan tâm chân thành

Xiu không biết việc cụ Bơ – men vẽ chiếc lá và tâm trạng lo lắng vẫn đeo đẳng cô cho tới khi biết được sự thật. Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men -> Truyện sẽ kém hay đi vì Xiu không bị bất ngờ và người đọc không được chứng kiến và thấu hiểu tâm trạng lo lắng, thấm đượm tình người của cô.

3. Nhân vật cụ Bơ-men

Hoàn cảnh sống:

  • Là một hoạ sĩ vô danh, ngoài 60 tuổi, kiếm sống bằng việc làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ.
  • Mơ ước cháy bỏng vẽ được một kiệt tác mà chưa thực hiện được

-> Già yếu, cô độc, thất bại trong sự nghiệp

Hành động vẽ lá:

  • Hoàn cảnh: đêm mưa gió dữ dội
  • Hành động: vẽ chiếc lá âm thầm bí mật
  • Mục đích: cứu sống Giôn – xi
  • Cụ đã chết vì bệnh sưng phổi.
  • NT: Thủ pháp giấu kín sự việc -> tạo sự bất ngờ cho Giôn - xi và gây hứng thú, bất ngờ cho người đọc.

-> Cụ là người nhân hậu, có tình thư­ơng yêu bao la và sự hi sinh cao cả.

-> Biểu tượng cho lòng nhân ái, cho vẻ đẹp của những người làm nghệ thuật chân chính.

Chiếc lá là kiệt tác vì:

  • Sinh động, giống nh­ư thật.
  • Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con ngư­ời.
  • Đư­ợc vẽ bằng cả tấm lòng nhân hậu, bằng trái tim yêu thương và sự hi sinh cao cả.

-> Sức mạnh của nghệ thuật chân chính được tạo ra từ tình yêu thương con người, vì sự sống con người

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật

Xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo.

Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.

2. Nội dung

Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người nhất là của những con người nghèo khổ.

Khẳng định giá trị của nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người.

IV. Luyện tập

Cảm nhận của mình về hình ảnh người họa sĩ già Bơ-men.

Mở đoạn: giới thiệu tác giả, đoạn trích và nhân vật

Phát triển đoạn: Nêu suy nghĩ của em về nhân vật

  • Bơ-men là một hoạ sĩ già, cả đời ao ước vẽ được 1 bức tranh kiệt tác.
  • Sống cùng khu trọ với Giôn-xi và Xiu, rất quan tâm và yêu thương 2 cô gái trẻ này.
  • Đứng trước sự tuyệt vọng của Giôn-xi, Bơ-men đã bất chấp sự khắc nghiệt của đêm bão để vẽ nên chiếc lá cuối cùng y như thật. Và chính chiếc lá ấy đã cứu sống Giôn-xi.

-> Đây là nhân vật có lòng nhân ái.

Kết đoạn: Truyện được xây dựng có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo; kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. + Liên hệ bản thân


Biên soạn: GV Tô Thị Thúy Hằng

SĐT: 0286 6540419

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tô Thị Thúy Hằng

Bài 21: Tình thái từ
Bài 26: Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên)