Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 8»1»Bài 17: Cô bé bán diêm (trích)

Bài 17: Cô bé bán diêm (trích)

Nội dung bài Cô bé bán diêm (trích) văn 8 bộ SGK bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Đọc hiểu chung

1. Tác giả: An-đéc-xen

co-be-ban-diem-van8

Năm sinh- năm mất: 1805- 1875

Là nhà văn Đan Mạch

Nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em...

Truyện của An-đéc- xen nhẹ nhàng, tươi mát, toát lên lòng thương yêu con người

2. Tác phẩm

Xuất xứ: Là một trong những truyện ngắn xuất sắc của An-đéc-xen

Thể loại: Truyện ngắn

Phương thức biểu đạt: PTBĐ chính tự sự, PTBĐ kết hợp miêu tả, biểu cảm

Ngôi kể: Ngôi thứ ba

Bố cục:

  • Phần 1: Từ đầu -> bàn tay em đã cứng đờ ra ->  Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
  • Phần 2:Tiếp ->  chầu Thượng đế -> Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng của cô bé

Dựa vào những mộng tưởng trong những lần quẹt diêm để chia phần 2 thành 5 đoạn:

    • Lần 1: “Chà! -> cha mắng” : Mộng tưởng lò sưởi
    • Lần 2: “Em quẹt que diêm thứ hai -> bán diêm” : Mộng tưởng bàn ăn thịnh soạn
    • Lần 3: “Em quẹt que diêm thứ ba ->Thượng đế” : Mộng tưởng cây thông Nô-en
    • Lần 4: “Em quẹt que diêm nữa -> biến mất”: : Mộng tưởng nhìn thấy bà
    • Lần 5: “Thế là -> về chầu Thượng đế” : Mộng tưởng cùng bà về chầu Thượng đế
  • Phần 3: Còn lại è Cái chết của Cô bé bán diêm

Tóm tắt: Vào đêm giao thừa lạnh giá, một em bé ngồi nép trong một góc tường, đầu trần, chân đất, bụng đói nhưng không dám về nhà vì sợ bố đánh bởi em chưa bán được bao diêm nào. Em quyết định quẹt que diêm để sưởi ấm. Những mộng tưởng lần lượt hiện lên: lò sưởi ấm áp, bàn ăn thịnh soạn, cây thông Nô-en và bà. Nhưng que diêm nhanh chóng vụt tắt, cô bé trở lại thực tại lạnh, đói, cô đơn. Vì muốn níu kéo bà nên cô bé quẹt hết các que diêm còn lại. Hai bà cháu đã về chầu Thượng đế. Buổi sáng mồng một đầu năm, người ta thấy cô bé chết với đôi má hồng và đôi môi mỉm cười.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm

Gia cảnh:

  • Quá khứ: Bà và mẹ hết mực yêu thương; Sống trong ngôi nhà xinh xắn, có dây trường xuân bao quanh -> Đầm ấm, hạnh phúc
  • Hiện tại: Mẹ và bà nội qua đời, cha hay đánh mắng; Chui rúc trong một xó tối tăm, căn gác lạnh giá; Phải đi bán diêm mà chẳng ai mua -> Nghèo khổ, cơ cực, cô đơn

Tình cảnh của cô bé:

  • Thời gian: đêm giao thừa
  • Không gian: đường phố lạnh giá
  • Xung quanh: Cửa sổ sáng rực ánh đèn; Trong phố sực nức mùi ngỗng quay; Mọi người đều quây quần bên gia đình -> No ấm, vui vẻ, hạnh phúc
  • Bản thân cô bé: Đầu trần, chân đất, bụng đói, phải đi bán diêm một mình -> Cực khổ, đáng thương, thiếu thốn

-> Nghệ thuật tương phản (đối lập) đặc sắc, làm nổi bật hoàn cảnh tội nghiệp, bất hạnh của cô bé.

2. Những mộng tưởng và hiện thực sau những lần quẹt diêm

Lần quẹt diêm

Mộng tưởng

Thực tế

1

1 lò sưởi ấm áp

-> Đang lạnh

Lửa tắt, sợ bị cha mắng

 

2

Bàn ăn ngon, thịnh soạn

-> Đang đói

phố xá vắng, lạnh buốt, người qua đường lãnh đạm

3

1 cây thông lộng lẫy

-> Đang cô đơn

tất cả ngọn nến bay lên, biến thành ngôi sao

4

Bà hiện về, mỉm cười

-> Khao khát được yêu thương

Bà đã mất

 

Hết hộp diêm

Hai bà cháu bay lên trời

-> Khát khao hạnh phúc

Em bé chết

 

-> Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lý, từ sự khát khao vật chất đến tinh thần. 

-> Trong số các mộng tưởng thì lò sưởi, bàn ăn và cây thông gắn với thực tế còn mộng tưởng gặp bà thuần túy chỉ là mộng tưởng (vì bà đã mất)

3. Cái chết của cô bé

  • Em bé chết vì giá rét trong đêm giao thừa ( Hiện thực)
  • Em bé có đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười ( Nhân đạo)

-> Biện pháp tương phản

-> Phê phán, lên án XH vô cảm, thờ ơ; thể hiện niềm thương cảm với những kẻ bất hạnh

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.

Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc học tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.

Sáng tạo trong cách kể chuyện

2. Nội dung

 Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.

IV. Luyện tập

Hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng nửa trang giấy thi ) trình bày cảm nhận của em về cái chết của cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen.

An- đéc- xen là một nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Truyện ngắn “cô bé bán diêm” là một tác phẩm tiêu biểu của ông. Trong truyện, chi tiết cô bé bán diêm chết đã để lại nhiều suy nghĩ trong lòng tôi. Bởi lẽ, kế thúc truyện, cô bé bất hạnh ấy đã chết trong đêm giao thừa, vì đói, vì rét. Cái chết ấy đã phản ánh sự vô cảm, thờ ơ của cả xã hội. Nhà văn đã lên án mạnh mẽ sự vô cảm ấy. Đồng thời cô bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Đây là hình ảnh đầy tính nhân văn, thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé khi được đoàn tụ với bà. Cái chết của cô bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ. Cái chết ấy khiến tất cả mọi người phải suy ngẫm về thái độ của mình với người bất hạnh.Qua đó, nhà văn như  muốn nhắc khẽ với người đọc rằng “ Hãy sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”. Bản thân tôi đã nhận ra bài học ấy, sẽ quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn với người khốn khổ, đặc biệt là trẻ em.


Biên soạn: GV Tô Thị Thúy Hằng

SĐT: 0286 6540419

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tô Thị Thúy Hằng

Bài 15: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Bài 18: Trợ Từ, Thán Từ