Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 8»1»Bài 26: Hai cây phong (trích Người thầy ...

Bài 26: Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên)

Nội dung bài Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) văn 8 bộ SGK bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Đọc hiểu chung

1. Tác giả: Ai-ma-tốp

hai-cay-phong

Là nhà văn lớn của Cư-rơ-gư-xtan (Liên Xô cũ)

Đề tài: ca ngợi tình yêu, tình bạn, tinh thần vượt qua những thử thách hi sinh, sự đấu tranh với những tập tục lạc hậu.

Phong cách sáng tác: Hiện thực + Truyền thuyết; Triết lí + Trữ tình

2. Tác phẩm

Xuất xứ: Trích phần cuối truyện “Người thầy đầu tiên”

Thể loại: Truyện vừa

Phương thức biểu đạt: PTBĐ chính tự sự, PTBĐ kết hợp miêu tả, biểu cảm

Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

Bố cục:

  • Phần 1: Từ đầu …gương thần xanh ->  Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “Tôi” - Người hoạ sĩ.
  • Phần 2: Tiếp… biêng biếc kia- > Kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” và lũ trẻ con  về hai cây phong
  • Phần 3: Còn lại -> Suy ngẫm về người trồng hai cây phong.

Tóm tắt: Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, trên một cánh thảo nguyên. Có hai cây phong to lớn, nằm giữa ngọn đồi như một ngọn hải đăng trên núi. Đó là biểu tượng riêng, tiếng nói tâm hồn của người làng Ku- ku- rêu. Trên hai cây phong cũng là nơi tuổi thơ của nhân vật “tôi” và lũ trẻ trong làng có một “thế giới đẹp vô ngần”. Đứa trẻ nào cũng hào hứng trèo lên cây, ngắm ngôi làng và những vùng đất kế cận với sự thích thú, tò mò. Nhân vật “tôi” vẫn không lý giải được vì sao trên quả đồi có hai cây phong lại được gọi là “Trường Đuy-sen”.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Mạch kể chuyện

  • Mạch kể thứ nhất: xưng tôi - là họa sĩ → bộc lộ cảm xúc riêng về hai cây phong.
  • Mạch kể thứ hai: xưng chúng tôi - lũ trẻ ngày trước → cảm xúc chung về hai cây phong.

-> Mạch xưng tôi quan trọng hơn, thể hiện rõ suy nghĩ, cảm xúc

-> Câu chuyện trở nên sống động, gần gũi + Có nét riêng và chung

2. Hai cây phong trong suy nghĩ của nhân vật “Tôi”

  • Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngọn hải đăng trên núi
  • Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên ->  Là dấu hiệu để nhận ra làng
  • Hai cây phong có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau ->  Hai cây phong có đời sống tâm hồn phong phú, sức sống dẻo dai mãnh liệt.
  • Hai cây phong gắn bó với sự sống, với con người

-> Nhà văn có tình yêu tha thiết, sâu nặng đối với hai cây phong cũng như đối với vẻ đẹp của làng quê mình

3. Hai cây phong trong suy nghĩ của nhân vật “Chúng tôi”

  • ...  khổng lồ, nghiêng ngả, đung đưa như muốn chào mời
  • Bóng râm mát rượi, tiếng lá xào xạc, dịu hiền.

->  Cây phong là người bạn thân thiết, gắn bó, là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ.

  • Chúng tôi sửng sốt, nín thở ngồi lặng đi...
  • Ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió

->  Khơi gợi khao khát chinh phục, khám phá thế giới.

Miêu tả hai cây phong đậm chất hội họa:

  • Đường nét: Đất đai, chuồng ngựa, thảo nguyên, mảnh đất, những con sông.
  • Màu sắc: Màu trắng của làn sương mờ đục + Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc + Màu bạc lấp lánh của những con sông à Những sắc màu tạo nên bức tranh thảo nguyên có sức sống mạnh mẽ (xanh) và huyền ảo, thơ mộng (bạc, trắng)

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo

Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc

Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng táo bạo đầy chất thơ

2. Nội dung

Miêu tả sinh động, cụ thể hình ảnh hai cây phong bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ.

Thể hiện tình yêu quê hương, thiên nhiên, yêu quý, trân trọng người thầy đầu tiên.


Biên soạn: GV Tô Thị Thúy Hằng

SĐT: 0286 6540419

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tô Thị Thúy Hằng

Bài 23: Chiếc lá cuối cùng (trích)
Bài 27: Nói quá