Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 8»2»Bài 56: Nhớ rừng - Thế Lữ

Bài 56: Nhớ rừng - Thế Lữ

Nội dung bài Nhớ rừng - Thế Lư Văn 8 bộ SGK bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

  • Thế Lữ (1907–1989), tên thật là Nguyễn Thứ Lễ.
  • Quê: Bắc Ninh.
  • Ông là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới chặng đầu (1932 – 1935).
  • Với một hồn thơ dồi dào, lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho thơ mới.
bai-56-nho-rung-1
Tác giả Thế lữ

2. Văn bản

a. Hoàn cảnh sáng tác, thể loại

  • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ”.
  • Thể loại: Thể thơ 8 chữ.

b. Bố cục: Gồm 3 phần

  • Phần 1 (đoạn 1-4): Tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú.
  • Phần 2 (đoạn 2-3): Nỗi nhớ thời oanh liệt.
  • Phần 3 (đoạn 5): Khao khát giấc mộng ngàn.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú

a. Hoàn cảnh: Bị nhốt trong cũi sắt, trở thành thứ đồ chơi.

b. Tâm trạng:

  • Gậm một khối căm hờn
  • Ta nằm dài
  • Chịu ngang bầy
  • Làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
  • Bị nhục nhằn tù hãm
  • Miêu tả tâm trạng tài tình, từ ngữ hình ảnh chọn lọc, giàu sắc thái gợi tả, giọng thơ u uất. 

⇒ Sự căm giận, uất hận, ngao ngán, chán ghét cảnh sống tầm thường, tù túng.

c. Cảnh vườn bách thú:

  • Hoa chăm, cỏ xén, cây trồng…
  • Học đòi, bắt chước.
  • Phép liệt kê, nhịp thơ ngắn, dồn dập.
  • Cảnh vườn bách thú hiện lên đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, vô hồn.

⇒ Con hổ quen sống cảnh khoáng đạt của thiên nhiên nên nó bực dọc, chán ghét thực tại tù túng, giả dối; hổ muốn vươn tới cái thực tại cao cả, phi thường, khát khao được sống tự do.

⇒ Tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng, thái độ của những người yêu nước với thực tại xã hội đương thời.

2. Nỗi nhớ thời oanh liệt

a. Cảnh sơn lâm:

  • Bóng cả cây già
  • Tiếng gió gào ngàn
  • Giọng nguồn hét núi
  • Từ ngữ miêu tả phong phú, giàu sức gợi cảm, gợi tả, điệp ngữ “với”, giọng kể say sưa. 

⇒ Cảnh núi rừng đại ngàn lớn lao, phi thường, mạnh mẽ nhưng cũng đầy hoang vu, bí hiểm.

bai-56-nho-rung-2
Hình ảnh chúa tể sơn lâm - Nhớ rừng ( Thế Lữ )

b. Hình ảnh chúa tể sơn lâm:

  • Dõng dạc, đường hoàng.
  • Lượn tấm thân như sóng cuộn.
  • Mắt thần đã quắc.
  • Mọi vật đều im hơi.
  • Chúa tể cả muôn loài.
  • Nhịp thơ ngắn, linh hoạt, hình ảnh thơ đẹp và lãng mạn…

⇒ Vẻ đẹp oai phong lẫm liệt vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa tể sơn lâm.

c. Cảnh huy hoàng nơi chốn sơn lâm

Bộ tranh tứ bình lộng lẫy:

  • Những đêm vàng - trăng tan trong suối vắng;
  • Những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn;
  • Những bình minh cây xanh nắng gội, rộn rã tiếng chim;
  • Những chiều hoàng hôn đỏ máu.

Kết thúc là câu cảm thán “Than ôi!”: Diễn tả sự đau đớn tuyệt vọng, niềm khát khao cháy bỏng cuộc đời tự do. 

Cảm hứng lãng mạn trữ tình; hình ảnh thơ giàu chất tạo hình; ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, cách dùng các dấu câu, từ ngữ, biện pháp tu từ sáng tạo. 

⇒ Cảnh núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi, khí phách ngang tàng, làm chủ.  

⇒ Diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc quá khứ vàng son. Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của nhân vật trữ tình, phần nào đó thể hiện tâm trạng của người dân mất nước lúc bấy giờ.  

3. Niềm khao khát giấc mộng ngàn

  • Hỡi oai linh… hùng vĩ.
  • Ta đương theo giấc mộng ngàn…
  • Giọng bi tráng, dữ dội, câu cảm thán.

⇒ Bộc lộ trực tiếp, mãnh liệt nỗi nhớ; sự nuối tiếc cảnh sống tự do. 

⇒ Thể hiện giấc mộng to lớn, mãnh liệt nhưng đau xót, bất lực và khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.

III. Tổng kết

1. Giá trị nghệ thuật

Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, tương phản. 

Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.

2. Giá trị nội dung

Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát kháo thoát khỏi kiếp đời nô lệ. 

Cô Mai Thị Trang - Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông

(Hệ thống trường Nguyễn Khuyến)

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Văn

Bài 60: Quê hương - Tế Hanh