Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 8»1»Bài 31: Nói Giảm Nói Tránh

Bài 31: Nói Giảm Nói Tránh

Nội dung bài Nói giảm nói tránh môn Văn 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh

1. Quan sát các cụm từ in đậm trong câu trong ví dụ SGK trang 107

  •  ... tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác ...
  • Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
  •  ... về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.”

-> Các từ in đậm đều có nghĩa là “chết”

-> è Thay thế bằng các từ in đậm khiến giảm đau buồn, tránh nặng nề

2. Quan sát cụm từ in đậm trong câu trong ví dụ SGK trang 108

“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm,...”

-> Để tế nhị, tránh thô tục, thiếu lịch sự

3. Quan sát cụm từ in đậm trong câu trong ví dụ SGK trang 108

Hai câu có ý nghĩa như nhau nhưng cách nói “Con dạo này không được chăm chỉ lắm” là cách nói nhẹ nhàng, tế nhị với người nghe.

Ghi nhớ

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.


Biên soạn: GV Tô Thị Thúy Hằng

SĐT: 0286 6540419

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tô Thị Thúy Hằng

Bài 30: Thông Tin Về Ngày Trái Đất Năm 2000
Bài 36: Ôn Dịch, Thuốc Lá