Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 8»1»Bài 29: Ôn Tập Truyện Kí Việt Nam

Bài 29: Ôn Tập Truyện Kí Việt Nam

Nội dung bài Ôn tập truyện kí Việt Nam môn Văn 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam

STT

Tên văn bản

Tên tác giả

Thể loại

PTBĐ

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc nghệ thuật

1

Tôi đi học

 (1941)

Thanh Tịnh

(1911-1988)

Truyện ngắn

Tự sự kết hợp với

miêu tả, biểu cảm

Kể về kỷ niệm trong sáng, hồn nhiên của tuổi học trò trong ngày đầu tiên đi học.

- Tự sự xen miêu tả, biểu cảm.

- Hình ảnh so sánh độc đáo với những câu văn giàu chất thơ.

2

Trong

lòng mẹ

(Những ngày

thơ ấu )

  1938

Nguyên

Hồng

(1918 -1982)

Hồi

Tự sự

xen

miêu tả,

biểu cảm.

Kể về những cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ của nhà văn trong thời thơ ấu.

- Miêu tả hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật tinh tế, tỉ mĩ.

- Tình cảm chân thành, trữ tình tha thiết.

3

Tức nước

vỡ bờ

(Tắt đèn) 1939

Ngô Tất Tố

(1893-1954 )

Tiểu thuyết

Tự sự

xen

miêu tả,

biểu cảm.

- Vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của XH thực dân pk đương thời và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân trước CMT8.

- Khắc hoạ nhân vật bằng ngòi bút hiện thực sinh động.

4

Lão Hạc

(1943)

Nam Cao (1915-1951)

Truyện ngắn

Tự sự

xen kẽ

miêu tả, biểu cảm.

- Số phận đau thương, phẩm chất cao quý của người nông dân trong xã hội cũ.

- Thái độ trân trọng, lòng yêu thương của tác giả đối với họ.

- Miêu tả tâm lí nhân vật, cáchkể chuyện tự nhiên linh hoạt vừa đậm chất hiện thực vừa đậm chất triết lí và trữ tình.

II. So sánh 3 văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”

1. Giống nhau:

Phương thức biểu đạt: Đều là văn tự sự, là truyện kí hiện đại, sáng tác thời kỳ 1930 – 1945.

Đề tài: Đều lấy đề tài về con người, cuộc sống xã hội đương thời; đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập.

Nội dung tư tưởng:

  • Đều phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước CMT8 năm 1945
  • Đều chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương, cảm thông với những đau khổ bất hạnh; trân trọng, ngợi ca những tình cảm, phẩm chất cao đẹp của con người; tố cáo những thế lực tàn ác, xấu xa).

Nghệ thuật:  Đều có lối viết chân thực, gần đời sống, rất sinh động.

2. Khác nhau

Văn bản

Thể loại

Đối tượng đề cập

Trong

lòng mẹ

Hồi kí

 Viết về chú bé Hồng khao khát tình thương mẹ.

 Tức nước vỡ bờ

Tiểu thuyết

 Viết về chị Dậu- người phụ nữ nông dân giàu lòng yêu thương chồng, có sức phản kháng mãnh liệt

Lão Hạc

Truyện ngắn

 Viết về lão nông nghèo khổ giàu lòng yêu thương, hi sinh vì con, có phẩm chất cao đẹp.

III. Cảm nhận nhân vật

1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.

Nam Cao là một trong những tác giả xuất sắc, chuyên viết truyện ngắn về chủ đề người nông dân và trí thức. Một trong những truyện ngắn tiêu biểu khiến người đọc phải ấn tượng sâu sắc là “Lão Hạc”.  Nhân vật lão Hạc là hình ảnh tiêu biểu về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám chịu nhiều bất hạnh nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất.  Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con bỏ đi làm đồn điền cao su, lão sống lủi thủi với con chó và chỉ có nó bầu bạn với lão hằng ngày. Nhưng vì hoàn cảnh, lão phải bán chó. Lão Hạc rất buồn bã, đau khổ, ăn năn, ray rứt vì hành động này. Chính điều đó càng cho thấy lão Hạc là con người tình nghĩa. Lão Hạc còn rất lương thiện và có lòng tự trọng cao. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo. Lão làm vậy để không phiền tới ai. Đặc biệt, lão Hạc còn thương con sâu sắc. Lão luôn nhớ thương đứa con trai và mong nó trở về. Dù hoàn cảnh có khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, lão quyết tâm không bán mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cho đến khi con trai mình quay về. lão thà chết vì không muốn đụng vô tài sản để lại cho con.Tấm lòng của lão Hạc dành cho con trai mình mới thật sâu đậm làm sao! Qua việc miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, nhà văn Nam Cao đã xây dựng nhân vật Lão Hạc thật sinh động, chân thật để thấy được hình ảnh người nông dân cần cù, chăm chỉ, lương thiện và hết lòng yêu thương con. Em rất khâm phục lão Hạc. Qua nhân vật, em tự nhủ mình sẽ luôn yêu thương gia đình, sống lương thiện.

2. Cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, nhân vật chị Dậu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Chị Dậu chính là hình ảnh tiêu biểu cho nông dân và người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp. Khi gia đình đang thiều sưu thuế, chị đã vất vả lo toan mọi thứ, lo kiếm tiền trả mà không hề than vãn điều gì. Chị chăm sóc chồng chu đáo, rón rén bưng bát cháo đến chỗ chồng nằm, khuyên anh Dậu ráng ăn. Chính những hình động nhỏ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong hoàn cảnh khốn khó. Khi cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào, chị đã hết lời van xin, nài nỉ để khất sưu. Vậy mà, tên cai lệ không nghe, hắn còn chửi, đánh chị, định trói anh Dậu. Cùng đường, vì muốn bảo vệ chồng, chị Dậu đã phản kháng dữ dội, mạnh mẽ, quyết liệt. Hành động của chị là kết quả của “tức nước vỡ bờ”, khi muốn bảo vệ chồng, bảo vệ gia đình. Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, nhà văn đã xây dựng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho những người phụ nữ cần cù lao động, yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt. Em thật cảm phục chị. Qua nhân vật chị Dậu, em tự nhủ mình sẽ luôn yêu thương, trân trọng những người phụ nữ.

3. Chú bé Hồng trong lòng mẹ

Trong văn bản  “Trong lòng mẹ” trích “Những ngày thơ ấu”, nhân vật chú bé Hồng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đặc biệt, lúc Hồng được gặp, ở trong lòng mẹ thật khiến em xúc động.  Hoàn cảnh của Hồng rất đáng thương và tội nghiệp. Dù phải sống trong hoàn cảnh đầy bất hạnh đó nhưng Hồng vẫn luôn hướng về người mẹ, dành tình yêu thương sâu đậm và tin tưởng mẹ của mình. Vì vậy, được gặp lại mẹ với Hồng là một niềm vui sướng, hạnh phúc vô bờ. Người mẹ đã trở về, nỗi nhớ, niềm mong ước của bé Hồng đã trở thành hiện thực. Khi thoáng thấy bóng người giống mẹ, cậu đã đuổi theo, gọi: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!” Tiếng gọi ấy thể hiện rõ sự mong chờ, háo hức, khát vọng muốn gặp mẹ. Cậu gặp được mẹ, òa khóc nức nở - giọt nước mắt hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng. Cậu sung sướng cực điểm khi gặp mẹ, ở trong lòng mẹ, được ôm mẹ, nghe mẹ nói chuyện.  Hồng cảm nhận mẹ vẫn tươi tắn như ngày nào, cảm nhận sự ấm áp, hạnh phúc khi được mẹ ôm ấp. Tình yêu mẹ của Hồng mới thật sâu đậm, mãnh liệt làm sao! Em thật cảm phục Hồng. Qua nhân vật này, em nhận ra mình cần yêu thương, hiếu thảo với mẹ.


Biên soạn: GV Tô Thị Thúy Hằng

SĐT: 0286 6540419

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tô Thị Thúy Hằng

Bài 27: Nói quá
Bài 30: Thông Tin Về Ngày Trái Đất Năm 2000