I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tế Hanh (1921- 2009) quê ở Quảng Ngãi.
- Ông đến với phong trào Thơ mới khi phong trào này đã có rất nhiều thành tựu.
- Tình yêu quê hương tha thiết là đặc điểm nổi bật của thơ Tế Hanh.

2. Văn bản
a. Xuất xứ, thể loại
- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập “Nghẹn ngào” ( 1939), sau in lại ở tập “Hoa niên” (1943).
- Thể loại: Thể thơ tám chữ.
b. Bố cục:
- 2 câu đầu: Giới thiệu về quê hương.
- 6 câu tiếp: Cảnh thuyền ra khơi đánh cá.
- 8 câu tiếp: Cảnh thuyền đánh cá trở về.
- 4 câu tiếp: Cảm xúc đối với quê hương
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Giới thiệu về làng quê
Nghề nghiệp truyền thống của làng: chài lưới.
Vị trí địa lí: bao bọc bởi nước sông đi thuyền nửa ngày xuôi sông ra tới biển.
-> Cách giới thiệu tự nhiên, mộc mạc, lời thơ bình dị; toát lên tình cảm trong trẻo, thiết tha, đằm thằm.
2. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá

Thời gian: Buổi sớm mai hồng.
Không gian: Bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm ráng hồng bình minh. Thời tiết tốt, thuận lợi hứa hẹn buổi ra khơi tốt đẹp.
Chiếc thuyền “…hăng như con tuấn mã”: Ca ngợi vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn.
Cánh buồm “… giương to như mảnh hồn làng”: Nhà thờ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được linh hồn của sự vật. Con thuyền như mang linh hồn, sự sống của làng chài mang vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng.
Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, sử dụng các động từ mạnh.
-> Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, hùng vĩ, cuộc sống lao động của con người vui vẻ, hào hứng, rộn ràng. Một vẻ đẹp vừa thân quen, gần gũi, hoành tráng và thơ mộng biết bao.
3. Cảnh đoàn thuyền trở về bến
Không khí: ồn ào, tấp nập, đông vui.
Hình ảnh: cá đầy ghe, cá tươi ngon.
Lời cảm tạ chân thành của người dân làng chài với trời đất vì đã sóng yên, biển lặng để chuyến ra khơi bội thu.
-> Bức tranh sinh động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống.
Hình ảnh của người ngư dân: mang vẻ đẹp lãng mạn và sức sống nồng nhiệt của biển cả.
Hình ảnh con thuyền sau chuyến ra khơi trở về: Con thuyền như một cơ thể sống, như một phần sự sống lao động ở làng chài, gắn bó mật thiết với con người nơi đây.
Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
-> Thể hiện tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động làng chài quê hương.
4. Tình cảm của tác giả đối với quê hương
Tình cảm gắn bó với những hình ảnh làng chài: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền, mùi nồng mặn.
Đó là vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống, một tình yêu gắn bó, thủy chung của tác giả đối với quê hương.
Sử dụng những câu cảm thán, phép liệt kê.
-> Nỗi nhớ chân thành tha thiết nên lời thơ giản dị, tự nhiên như thốt ra từ trái tim. Tác giả là người rất yêu quê gắn bó sâu nặng với quê hương.
III. Tổng kết
1. Giá trị nghệ thuật
- Sáng tạo nên nhưng hình ảnh của cuộc sống lao động thơ mộng.
- Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc.
- Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng.
2. Giá trị nội dung
Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển.
Cô Mai Thị Trang - Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông
(Hệ thống trường Nguyễn Khuyến)