Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 8»1»Bài 21: Tình thái từ

Bài 21: Tình thái từ

Nội dung bài Tình thái từ môn Văn 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Chức năng của tình thái từ

Quan sát các từ in đậm trong câu trong ví dụ 1,2 SGK trang 80

a. Mẹ đi làm về rồi à?

-> Bỏ  từ “à” thì từ câu nghi vấn chuyển thành câu trần thuật

b. Con nín đi! 

-> Bỏ  từ “đi” thì từ câu cầu khiến chuyển thành câu trần thuật

c. Thương thay cũng một kiếp người

Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!

-> Bỏ  từ “thay” thì từ câu cảm thán chuyển thành câu trần thuật

-> Từ “à”, “đi”, “thay” là tình thái từ để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

d. Em chào cô ạ!

-> Cũng là câu chào nhưng câu có thêm từ “ạ” thể hiện mức độ lễ phép cao hơn.

->  “ạ”:  Tình thái từ biểu thị sắc thái biểu cảm.

Ghi nhớ

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:

  • Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ, chăng,…
  • Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,…
  • Tình thái từ cảm thán: thay, sao,…
  • Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà,…

II. Sử dụng tình thái từ

Quan sát các từ in đậm trong đoạn trích SGK trang 81

Khi nói với người ngang hàng thì có thể dùng từ "à", "nhé"

  • Bạn chưa về à?
  • Bạn giúp tôi một tay nhé?

Khi nói với người hơn tuổi thì phải dùng từ "ạ"

  • Thầy mệt ạ?
  • Bác giúp cháu một tay ạ?

Ghi nhớ

Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp ( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm, …).


Biên soạn: GV Tô Thị Thúy Hằng

SĐT: 0286 6540419

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tô Thị Thúy Hằng

Bài 20: Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê)
Bài 23: Chiếc lá cuối cùng (trích)